Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Nhân lực

Trường Đại học VinUni hợp tác nghiên cứu thúc đẩy Đổi mới sáng tạo

Trường Đại học VinUni vừa ký kết thoả thuận hợp tác về thúc đẩy Đổi mới sáng tạo ngành với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng thời, chính thức hợp tác toàn diện cùng Trường Kinh doanh Saïd - Đại học Oxford. Đây chính là mục tiêu của VinUni, bên cạnh sứ mệnh đào tạo nhân tài, còn hướng tới tạo ra các tác động trong xã hội bằng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, kết nối các nguồn lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hướng tới bền vững quốc gia.

VinUni ký thoả thuận hợp tác với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) về thúc đẩy Đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành tại Việt Nam.

VinUni ký thoả thuận hợp tác với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) về thúc đẩy Đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành tại Việt Nam.

Theo thoả thuận hợp tác với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) về thúc đẩy Đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành tại Việt Nam, hai bên sẽ triển khai ba nội dung chính: Tăng cường các khóa đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản lý khoa học công nghệ; Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho các ngành, lĩnh vực; Triển khai giải pháp công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

VinUni ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford.

VinUni ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford.

VinUni cũng đồng thời ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford, đại học xếp hạng số 1 thế giới trong 8 năm liên tiếp theo bảng xếp hạng Times Higher Education. Hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, trao đổi sinh viên, giảng viên và các hoạt động hai bên cùng quan tâm. Giáo sư Soumitra Dutta (Hiệu trưởng trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Portulans, “cha đẻ” của Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu) sẽ là Giám đốc khoa học của dự án. Giáo sư sẽ trực tiếp hỗ trợ nhóm nghiên cứu của VinUni trong việc xây dựng bộ chỉ số năng lực ĐMST ngành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Giáo sư Soumitra sẽ định hướng chiến lược, chia sẻ xu hướng toàn cầu và các mô hình ĐMST ở các ngành, lĩnh vực, quốc gia điển hình.

Phát biểu tại Lễ ký kết, PGS TS Hoàng Minh - Thứ trưởng Bộ KHCN cho biết:“ĐMST được coi là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Bộ KH&CN thông qua Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ sẽ quan tâm, bảo trợ phương pháp luận, ủng hộ hoạt động nghiên cứu và đào tạo ở trường Đại học VinUni để có kết quả nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”. 

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, việc VinUni hợp tác với trường ĐH Oxford, đặc biệt với sự bảo trợ khoa học của Giáo sư Soumitra Dutta và các chuyên gia hàng đầu thế giới về đổi mới sáng tạo sẽ giúp xây dựng được bộ công cụ thiết thực cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp... nhìn ra thực trạng các ngành để có biện pháp ứng xử cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hình dung bức tranh tổng thể để có định hướng chiến lược và giải pháp đầu tư.

Các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KHCN và Trường ĐH VinUni khởi động dự án xây dựng Bộ chỉ số ĐMST ngành.

Các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KHCN và Trường ĐH VinUni khởi động dự án xây dựng Bộ chỉ số ĐMST ngành.

Về phía ĐH Oxford, GS Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd chia sẻ: “Oxford là một môi trường đậm đặc về cường độ khoa học công nghệ và đặc biệt quan tâm tới tác động của khoa học tới nhân loại.  Quan điểm này cũng trùng với quan điểm của VinUni. Tôi hy vọng sự hợp tác 2 bên này sẽ làm được những điều mới mẻ, tốt đẹp cho người dân, và đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Việc ra đời Chỉ số Đổi mới sáng tạo ngành Việt Nam sẽ thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp, giúp chính phủ có thông tin đưa ra quyết sách phù hợp, đồng thời giúp giới học thuật cùng nhau hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược để giúp Việt Nam thành công hơn nữa trong tương lai.”

Về phía VinUni, bên cạnh việc đào tạo nhân tài, một trong những trọng tâm của VinUni là nghiên cứu thúc đẩy để ĐMST trở thành động lực phát triển kinh tế bền vững, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành kinh tế và quốc gia.

TS. Lê Mai Lan – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni cho biết: “Nghiên cứu của VinUni là nghiên cứu đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á và duy nhất ở Việt Nam đánh giá đổi mới sáng tạo cấp ngành một cách toàn diện. Các yếu tố cụ thể được đánh giá là môi trường kinh doanh, công nghệ, nguồn nhân lực, lãnh đạo và đổi mới sáng tạo. Sự bảo trợ về phương pháp luận và hỗ trợ triển khai từ Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như sự tham gia toàn diện về chuyên môn của Giáo sư Soumitra Dutta, cùng các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực là các điều kiện hết sức quan trọng để nghiên cứu thực sự có thể có giá trị thực tế và được áp dụng rộng rãi trong tương lai.”

Trong bối cảnh tập trung chuyển dịch từ nền kinh tế đang phát triển sang nền kinh tế phát triển và tính cấp thiết của việc đầu tư vào phát triển con người, những nỗ lực của các trường đại học như VinUni sẽ góp phần chung sức hành động trong đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh của các nhà quản lý, các doanh nghiệp cho tương lai của đất nước.