Theo đó, trong lĩnh vực bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn, Luật Công đoàn năm 2012 quy định quyền thành lập và gia nhập công đoàn (Điều 5) có nêu, "Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam".
Bên cạnh tiếp cận quyền, Luật Công đoàn cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9): "Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn; Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân".
Trước yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế, trong đó Việt Nam đã và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Luật Công đoàn năm 2012 đang được lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với giai đoạn mới .
Về tự do cư trú, Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định nguyên tắc bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân, Điều 4 quy định: "Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định". Điều 9, Luật quy định cụ thể về quyền cư trú của công dân (Điều 9), các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú (Điều 10) và trách nhiệm của công dân về cư trú (Điều 11) và các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8).
Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, Luật xuất cảnh, nhập cảnh năm 2019 quy định nguyên tắc "Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật". Luật xuất cảnh, nhập cảnh quy định các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 4); quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Điều 5); đồng thời quy định trường hợp cụ thể chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Điều 21) và thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Điều 22); điều kiện nhập cảnh (Điều 34) và các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh (Điều 36).
Về vấn đề xét xử kín và hạn chế quyền tham dự phiên tòa, Điều 25, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định nguyên tắc: "Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai".
Cụ thể hóa quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT- TANDTC, trong đó quy định nguyên tắc xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thông tư cũng quy định rõ không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
Nguyên tắc xét xử kín, về thực chất là trái ngược với nguyên tắc xét xử công khai được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nhưng để tránh làm tổn thương không cần thiết đến tâm lý và bảo đảm quá trình phát triển bình thường của người dưới 18 tuổi phạm tội. Do đó, bảo đảm quyền riêng tư có thể giúp người dưới 18 tuổi cảm thấy an toàn, tự tin trong cộng đồng, cảm thấy được ủng hộ để có thể nói ra sự thật, cung cấp bằng chứng tại tòa án. Và đó là vì quyền lợi của người dưới 18 tuổi.
Cùng với đó, mọi công dân Việt Nam đều được bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mọi người (Điều 6); của người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 8); các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5).
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Xuất bản, Luật an ninh mạng, Luật bí mật nhà nước, Luật Công nghệ thông tin… Bảo vệ quyền hội họp hòa bình, Quyền tự do lập hội, Điều 25 Hiến pháp năm 2013.