Cụ thể, điều 104 của Bộ luật quy định về thưởng thay vì tiền thưởng như Bộ Luật Lao động 2012.
Cụ thể, Điều 104 của Bộ luật quy định về "Thưởng" (thay vì "Tiền thưởng" như Bộ luật Lao động 2012) quy định, Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, Bộ luật mới vẫn giữ nguyên tinh thần của Bộ Luật Lao động hiện hành, tức là không yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết, thưởng vào các ngày lễ khác… cho người lao động.
Tuy nhiên, Bộ luật này đã cho phép người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động không chỉ bằng tiền, mà có thể bằng hiện vật như chính hàng hóa, dịch vụ của công ty; hoặc thưởng bằng các hình thức khác như phiếu mua hàng giảm giá, chuyến du lịch…
Một nội dung đáng chú ý khác, tại Điều 94 về nguyên tắc trả lương đã bổ sung quy định, trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Trước đó nội dung này không được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Việc cho phép người lao động ủy quyền cho người khác nhận lương được cho là hợp lý, nhất là trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…