Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển!

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người bị tai nạn giao thông sau khi được đưa tới viện được cứu sống. Tuy nhiên, chỉ giữ được tính mạng của họ mà thôi vì họ đã bị liệt đến suốt quãng đời còn lại.

Tai nạn giao thông – Vấn nạn trong cuộc sống chưa bao giờ có dấu hiệu thuyên giảm

Có thể nói, tai nạn giao thông là câu chuyện thường như cơm bữa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UB ATGTQG), trong năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông (TNGT), 8.248 người tử vong và làm bị thương 14.802 người. Trung bình mỗi ngày có 22 người ra khỏi nhà mà không quay trở về vì tai nạn giao thông.

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển! - Ảnh 1.

Tai nạn giao thông là câu chuyện thường như cơm bữa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra toàn quốc xảy ra 12.675 vụ TNGT, làm chết 5.659 người, bị thương hơn 9.619 người. Nếu chỉ tính riêng tháng 9/2019, căn cứ theo báo cáo nhanh của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, toàn quốc xảy ra 1.344 vụ, làm chết 563 người và bị thương hơn 1.000 người.

Có thể nói, tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, không thể ngăn chặn được triệt để. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cứu sống được nhiều mạng sống nếu nắm rõ một số quy tắc khi sơ cứu ban đầu. Tất nhiên, điều này chỉ thành hiện thực nếu bạn giúp đúng cách.

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển! - Ảnh 3.

Đôi khi, sự nhiệt tình quá lại vô tình làm tình trạng của nạn nhân trở nên nặng hơn. Đó là khi chúng ta thiếu kiến thức. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người bị tai nạn giao thông sau khi được đưa tới viện được cứu sống. Tuy nhiên, chỉ giữ được tính mạng của họ mà thôi vì họ đã bị liệt đến suốt quãng đời còn lại.

Đó là lý do vì sao việc sơ cứu ban đầu với những thao tác sơ cứu đơn giản nhưng đúng cách mới là điều quan trọng nhất. Nếu bạn vô tình gặp người bị tai nạn giao thông trên đường, đừng chỉ nghĩ đến việc cứu sống người ta theo những gì mình nghĩ. Điều quan trọng là phải có kiến thức sơ cứu. Bởi bạn không biết được, liệu hành động của mình có cứu giúp người ta cả quãng đời còn lại hay không hay lại mang tiếng "làm ơn mắc oán".

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển! - Ảnh 4.

Việc sơ cứu ban đầu với những thao tác sơ cứu đơn giản nhưng đúng cách mới là điều quan trọng nhất.

Vận chuyển nạn nhân bị tai nạn giao thông – Những nguyên tắc hàng đầu ai cũng cần nhớ

Tổ chức Wellbeing (Tổ chức giáo dục sức khỏe tại khu vực Đông Nam Á) mới đây đưa ra một số lưu ý khi chúng ta giúp vận chuyển nạn nhân (khi chưa xác định được có chấn thương cột sống hay không). Theo đó, một người khi cứu giúp người bị tai nạn giao thông hãy đảm bảo làm đúng những việc sau đây:

- Nạn nhân cần được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng. Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các chấn thương do di chuyển mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc khiến nạn nhân trở lên xấu đi hơn.

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển! - Ảnh 6.

Sự nhiệt tình muốn cứu người khiến chúng ta thường có suy nghĩ tự ý di chuyển người bi thương.

- Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn.

- Để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng.

- Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển! - Ảnh 7.

Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.

- Trong trường hợp tổn thương chảy máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng chảy máu. Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.

- Hãy luôn chắc chắn rằng nạn nhân còn mạch và còn thở trên đường tới bệnh viện. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.