Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Thành phố Huế chính thức mở rộng, thành lập các phường mới

Sáng ngày 25/6, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Công bố Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế

Công bố Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế

Trước đó, ngày 27/4/2021, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội  đã ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Theo Nghị quyết, TP Huế sẽ sắp xếp 9 phường cũ để thành lập các phường mới, gồm: thành lập phường Gia Hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Cát và Phú Hiệp; nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập phường Thuận Lộc; thành lập phường Đông Ba trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Hòa và Thuận Thành. Điều chỉnh 0,46km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.548 người của phường Phú Thuận vào phường Tây Lộc; điều chỉnh 0,80km2 diện tích tự nhiên và dân số 4.926 người còn lại của phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa.

Nghị quyết cũng bao gồm nội dung điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và thành phố Huế. Cụ thể: điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy vào thành phố Huế; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô của phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà vào thành phố Huế; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 20.850 của xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào thành phố Huế.

Thành lập 4 phường thuộc thành phố Huế gồm: thành lập phường Hương Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hương Vinh; thành lập phường Thủy Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân; thành lập phường Phú Thượng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Thượng; thành lập phường Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thuận An.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã. Thành phố Huế giáp huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và biển Đông. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 141 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 95 xã, 39 phường và 7 thị trấn.

Thành phố Huế chính thức mở rộng, thành lập các phường mới - Ảnh 2.

Thành phố Huế mở rộng có diện tích gần 266 km2

Theo ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Ông Thọ yêu cầu việc tổ chức triển khai thực hiện phải bám sát Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định của Trung ương; đồng thời vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn địa phương. Phải tạo sự đồng thuận thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân khi tổ chức thực hiện; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo động lực tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; không có sự gián đoạn giữa đơn vị hành chính cũ và đơn vị hành chính mới; không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và Nhân dân; không làm ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn. Việc bàn giao tổ chức bộ máy, tài sản, hồ sơ, tài liệu...