Cuộc họp có ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid; Bà Trần Minh Huyền - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Phó trưởng Ban chỉ đạo thường trực; Ông Nguyễn Hải Cường - Chánh Văn phòng, Phó trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo.
Tại buổi họp Trưởng ban Chỉ đạo nghe các Vụ, /Đơn vị báo cáo sự tác động nghiêm trọng đến các hoạt động của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như: Trong thời gian dịch vừa qua, một số địa điểm của 26 tỉnh, thành phố có dịch đều thực hiện giãn cách xã hội vì vậy các hoạt động kinh tế bị đình trệ nên tình hình kinh tế của gia đình học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng lớn dẫn đến học sinh, sinh viên rất khó khăn về trang trải chi phí học tập, sinh hoạt khi đi học trở lại.. Chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng do thời gian thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng; đặc biệt việc đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao bị ảnh hưởng nặng nề; tiến độ đào tạo theo quy định do việc đi lại đến Việt Nam và đến các địa phương của các chuyên gia nước ngoài rất khó khăn và không thực hiện được do tình hình Covid diễn biến phức tạp (27 chuyên gia đã sang Việt Nam từ 18/4, cách ly đủ 14 ngày đến hết 02/5/2021, xét nghiệm an toàn; đến nay không thể đến địa phương do các địa phương yêu cầu tự cách ly thêm 14 ngày nữa; các chuyên gia không thể ở lại thêm Việt Nam theo đề nghị này của các địa phương). Các hoạt động bị ảnh hưởng có thể bị hoãn hoặc hủy như: Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12; Hội thao thể dục thể thao và Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh… . Hoạt động đào tạo chuyển sang hình thức trực tuyến, tuy nhiên, chỉ là giải pháp tình thế, để duy trì, giữ học sinh, sinh viên không bỏ học, chưa có kế hoạch bài bản, chưa được chuẩn bị chu đáo; có nhiều khó khăn, do điều kiện cơ sở vật chất của một số trường (hệ thống CNTT, năng lực giáo viên còn hạn chế). Mặt khác, đào tạo nghề chỉ đào tạo trực tuyến được một số nội dung môn học lý thuyết, trong khi dạy nghề học gắn với hành nên hạn chế, nên nếu kéo dài cũng là khó khăn lớn trong thực hiện kế hoạch của năm học. Phần lớn cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, tư thục và tự chủ không cân đối được thu, chi; các khoản vay ngân hàng đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp không được trả đúng hạn và nguy cơ phá sản cao. Việc tuyển sinh khó khăn, do dịch bệnh Covid-19 dẫn đến học sinh Khối 9, học sinh khối 12 nghỉ kéo dài so với lịch nên hầu hết các hoạt động tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là hoạt động tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp tại các địa phương, các trường phổ thông, nhưng đã không thực hiện được thời gian qua. Việc tuyển sinh khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra và ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân luồng của Chính phủ; tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ bị ảnh hưởng.
Sau khi các thành viên trao đổi và đưa ra các kịch bản, giải pháp ứng phó với đại dịch trong thời gian tới, Trưởng Ban chỉ đạo đã kết luận:
Giao Vụ Công tác học sinh, sinh viên tổng hợp báo cáo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung: Để đảm bảo học sinh, sinh viên tiếp tục đi học trở lại, đề nghị Chính phủ có chính sách: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin truyền thông đầu tư thiết bị đầu cuối, đường truyền cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phục vụ việc dạy, học cho các cơ sở giáo dục. Miễn, giảm gói cước 4G, phần mềm học trực tuyến cho HSSV, giáo viên, cơ sở GDNN để tổ chức dạy và học trực tuyến. Hỗ trợ 01 lần cho học sinh, sinh viên các tỉnh có dịch trang trải chi phí học tập, sinh hoạt để tiếp tục đi học: Mỗi HSSV GDNN vùng dịch hỗ trợ 2 triệu đồng/học sinh, sinh viên x 460.062 HSSV (tại 26 tỉnh, thành phố) = 920,124 tỷ đồng (đề xuất nguồn từ gói hỗ trợ 2: 40.000 tỷ đồng). Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương hỗ trợ cho các chuyên gia khi sang Việt Nam làm việc theo chương trình chất lượng cao, chuyển giao từ nước ngoài để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo, vì đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của Thủ tướng giao theo Quyết định số 371/QĐ-TTg, là một trong những giải pháp để thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược mà ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Tổng cục: Chủ động xây dựng xây dựng kịch bản, phương án đối phó với dịch bệnh đảm bảo mục tiêu kép đối với nhiệm vụ chuyên môn năm 2021 và an toàn với dịch bệnh. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại trụ sở Tổng cục đeo khẩu trang trong quá trình làm việc. Đối với các nhiệm Vụ về đào tạo chuyển giao, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, Hội giảng nhà giáo cần có phương án cụ thể, báo cáo lãnh đạo Bộ trong quá trình triển khai. Ban chỉ đạo cần theo dõi tình hình dịch bệnh để chủ động hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Văn phòng Tổng cục cần có các phương án đối với các kịch bản nếu trong trường hợp địa điểm làm việc của Tổng cục có các trường hợp F0, F1, F2 đồng thời có kịch bản làm việc luân phiên, làm việc online báo cáo lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ đảm bảo an toàn chống dịch. Đối với địa điểm làm việc tại cơ quan Tổng cục cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện nguyên tắc “5K” để phòng chống dịch.