Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng lao động ASEAN về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lao động và việc làm

(Dân sinh) - Tuyên bố chung của các Bộ trưởng lao động ASEAN tại Hội nghị trực tuyến “Bộ trưởng Lao động ASEAN đặc biệt về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lĩnh vực lao động và việc làm”, diễn ra ngày 14/5 công nhận tác động lan rộng, sâu sắc của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe, sự thịnh vượng, sinh kế của người dân, các nền kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN và các quốc gia khác trên thế giới.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng lao động Asean về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lao động và việc làm - Ảnh 1.

Các Bộ trưởng Lao động Asean biểu quyết thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị (Ảnh: Tống Giáp)

Các Bộ trưởng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với những gia đình có người thân bị thiệt mạng vì đại dịch; đối với các cá nhân và các ngành trong xã hội bị ảnh hưởng bởi COVID-19, bao gồm cả những người lao động bị mất việc làm và thu nhập;

Các Bộ trưởng cũng tỏ lòng biết ơn đối với các chuyên gia y tế, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhân viên tuyến đầu khác vì những nỗ lực vô giá của họ trong việc ứng phó với COVID-19;

Tôn trọng sự quyết tâm và cam kết của các quốc gia thành viên Asean, theo tinh thần của một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, tiếp tục đoàn kết và cùng nhau hành động một cách quyết liệt để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đồng thời giảm thiểu tác động bất lợi,bảo vệ an toàn cho người dân và giữ gìn sự ổn định kinh tế xã hội, như được đưa ra trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về dịch bệnh virus corona 2019 (COVID-19)" được tổ chức vào ngày 14/4/2020 thông qua hội nghị trực tuyến;

Thừa nhận "Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Hội đồng điều phối Asean (ACC) về COVID-19" ban hành ngày 20/2/2020, trong đó nêu rõ cam kết của Asean trong việc duy trì các chính sách kinh tế, hội nhập mở rộng và thúc đẩy khả năng phục hồi của khu vực, đồng thời tìm kiếm hợp tác với các đối tác bên ngoài ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao các biện pháp chuẩn bị và ứng phó để giảm thiểu và loại bỏ tác động của COVID-19;

Tuyên bố chung tại hội nghị cũng thừa nhận thêm "Tuyên bố Hội nghị hẹp của Bộ trưởng Kinh tế Asean lần thứ 26 (AEM Retreat)" được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 10/3/2020 về Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN trong ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh coronavirus (COVID-19). Tuyên bố đã tái khẳng định cam kết giữ vững mở cửa thị trường châu Á về thương mại và đầu tư, hợp tác chặt chẽ với các ngành công nghiệp để củng cố niềm tin vào Đông Nam Á như một trung tâm thương mại, đầu tư và là điểm đến du lịch, cũng như tăng cường khả năng phục hồi và sự bền vững của chuỗi cung ứng dài hạn;

Thừa nhận thêm "Tuyên bố chung của Hội nghị trực tuyến đặc biệt của các Bộ trưởng Y tế Asean về việc Tăng cường hợp tác trong dịch bệnh coronavirus 2019 (COVID-19)" được tổ chức vào ngày 7/4/2020 đã tái khẳng định sự nhất trí nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin kịp thời về COVID-19 để có những biện pháp phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và phản ứng;

Tuyên bố chung lưu ý các ứng phó chung của các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng khác của ASEAN về COVID 19 bao gồm y tế, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, du lịch và nông nghiệp;

Tuyên bố chung cũng đề nghị các nước lưu tâm về sự khẩn cấp để giải quyết tác động của COVID-19 đối với lĩnh vực lao động và việc làm một cách kịp thời và hiệu quả, đồng thời ghi nhận những nỗ lực đangdiễn ra tại từng quốc gia thành viên Asean để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19;

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng lao động Asean về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lao động và việc làm - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Trưởng đoàn Việt Nam và các thành viên tham dự hội nghị (Ảnh: Tống Giáp)

Các Bộ trưởng nhất trí rằng với sự đoàn kết trong khu vực, các nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian thử thách này và thực hiện các hành động sau:

Cung cấp hỗ trợ về sinh kế và sức khỏe cho tất cả người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong các ngành có rủi ro cao, và bảo vệ quyền lao động của họ giữa tác động của COVID-19 tới các nền kinh tế và ngành công nghiệp của các nước thành viên Asean;

Cố gắng đảm bảo tất cả người lao động, bao gồm cả lao động di cư bị sa thải hoặc cho thôi việc bởichủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch đều được người sử dụng lao động bồi thường thích đáng và nhận trợ cấp xã hội hoặc trợ cấp thất nghiệp từ chính phủkhiphù hợp,dựa theo luật pháp, quy định và chính sách của mỗi quốc gia thành viên Asean tương ứng;

Tạo điều kiện cho tất cả người lao độngbị nhiễm COVID-19 được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu và các hỗ trợ liên quan kháckhi cần thiết, và ngăn ngừa sự phân biệt đối xử với người lao động bị nhiễm bệnh;

Cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ phù hợp cho người lao động di cư Asean bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở mỗi quốc gia hoặc ở các nước thứ 3, bao gồm việc triển khai hiệu quả Đồng thuận Asean về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của Người lao động Di cư, hướng tới bảo đảm sức khỏe, hạnh phúc và an toàn của họ cũng như tạo điều kiện cho họ di chuyển và đoàn tụ họ với gia đình;

Tăng cường hơn nữa hiệu quả của các chính sách thị trường lao động tích cựcở cấp quốc gia và khu vực, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, và các hệ thống an sinh xã hội thông qua đối thoại xã hội hữu ích và hài hòa để duy trì việc làm, giảm thiểu tổn thương của những người lao động có nguy cơ và cải thiện khả năng phục hồi của họ;

Sử dụng công nghệ kỹ thuật số như phương tiện truyền thông và tư vấn trong bối cảnh hạn chế di chuyển tạm thời ở nhiều quốc gia để tăng cường hợp tác khu vực và ứng phó quốc gia trước những tác động của đại dịch đối với lĩnh vực lao động và việc làm;

Thúc đẩy truyền thông công cộng hiệu quả và minh bạch thông qua các phương tiện truyền thông chính thống để cập nhật kịp thời các chính sách của chính phủ về lao động và việc làm và các biện pháp nhằm ứng phó với đại dịch và chống lại thông tin sai lệch;

Tăng cường hợp tác với các đối tác ba bên, xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế, các đối tác đối thoại ASEAN và các bên liên quan khác về chia sẻ kiến thức, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực để hỗ trợ cácứng phó nhanh và kế hoạch phục hồi sau đại dịch;

Tiếp tục chia sẻ các điển hình và bài học tốt nhất giữa các quốc gia thành viên ASEAN về các biện pháp giúp đỡ người lao động và người sử dụng lao động có nguy cơ và nâng cao khả năng phục hồi của họ.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho các Quan chức cấp cao ASEAN về lao động thực hiện các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy sự chuẩn bị về các chính sách lao động và việc làm trước những tác động bất lợi tiềm tàng của đại dịch, khủng hoảng kinh tế hoặc thảm họa thiên tai trong tương lai. Việc hợp tác chung sẽ được đưa vào Chương trình làm việc của Bộ trưởng Lao động ASEAN 2021-2025 để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 26.