Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên linh trưởng và người

Chúng tôi đang ước tính tối thiểu là 4-5 tháng, tối đa là 9 tháng nữa có thể thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 trên người" - ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc VABIOTEC (Công ty TNHH MTV Vắcxin và sinh phẩm số 1, Bộ Y tế), nói.

Ngày 30/6, Gia đình Việt Nam đăng tin, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của SARS-CoV-2 gây ra, TS. Kidong Park - Giám đốc WHO tại Việt Nam cho biết nhóm kỹ thuật của WHO đã xây dựng một văn bản hướng dẫn tạm thời để các quốc gia, vùng lãnh thổ cân nhắc trong việc mở cửa lại đường biên, nối lại các đường bay quốc tế và cam kết sẽ nỗ lực hết sức phối hợp với Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19, mong muốn Việt Nam chia sẻ và hợp tác nghiên cứu sản xuất vaccine phòng ngừa virus SARS-CoV-2.

Đại diện WHO cho biết, hiện trên thế giới đã hình thành Liên minh nghiên cứu vaccine. Liên minh này rất muốn mời Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất. Việc tham gia liên minh là điều kiện quan trọng để người dân có thể tiếp cận được vaccine trong thời gian sớm nhất có thể (khoảng cuối năm 2021).

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên linh trưởng và người - Ảnh 1.

Đại diện WHO cho biết, hiện trên thế giới đã hình thành Liên minh nghiên cứu vaccine. Liên minh này rất muốn mời Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất

Được biết, thời gian qua, Việt Nam không chỉ sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mà máy thở 100% "made in Vietnam" còn xuất khẩu đi nhiều nước... Hiện Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Thông tin trên báo Người lao động, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam có 2 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vaccine phòng, chống Covid-19 đã tiến hành thử nghiệm trên chuột cho chất lượng đạt được khá tốt, thời gian tới sẽ thử nghiệm trên linh trưởng và sau đó thử nghiệm trên người.

GS.TS Nguyễn Thanh Long bày tỏ mong muốn tiếp tục được WHO và các tổ chức quốc tế cùng hợp tác, chia sẻ để đẩy nhanh quá trình này.

Trong khi nhiều nhà phát triển vắcxin trên thế giới công bố cơ hội sản xuất vaccine ngừa COVID-19, đưa vào sử dụng cho người sớm, thì có một nhà sản xuất Việt Nam cũng đang có hi vọng này.

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên linh trưởng và người - Ảnh 2.

Việt Nam thử nghiệm vaccine covid-19 thành công trên chuột

Theo GS Đặng Đức Anh - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, có 4 trong 8 lô chuột được tiêm ngừa vắcxin này hồi cuối tháng 4 vừa qua, đã được đánh giá là có đáp ứng kháng thể, có thể ngừa được COVID-19. Trên báo Tuổi trẻ đăng tin.

Theo ông Đức Anh, thế giới đang sử dụng 3 công nghệ sản xuất vắcxin ngừa COVID-19. Thứ nhất là công nghệ sử dụng virus bất hoạt, đây là công nghệ Trung Quốc hiện đang làm và họ đã sản xuất được vắcxin.

Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm trên người ở giai đoạn ban đầu, kết quả có đáp ứng miễn dịch tương đối tốt nhưng cơ sở vật chất để sản xuất vắcxin cũng phải đáp ứng được yêu cầu, như phòng an toàn sinh học cấp 3, nếu sản xuất đại trà thì khó đáp ứng trong giai đoạn hiện nay.

Công nghệ thứ 2 VABIOTEC đang sử dụng, là sử dụng vector virus. "Chúng ta tìm kháng nguyên của virus corona và đưa vào một virus lành tính, tiêm vào chuột, bước đầu thấy kết quả như trên. Một số quốc gia đang sử dụng công nghệ này", ông Đức Anh giải thích.

Công nghệ thứ 3 mới hơn, công nghệ gen, Mỹ, Anh và một số quốc gia đang sản xuất vắcxin COVID-19 bằng công nghệ này. Họ cũng đã phát triển được vắcxin, tính cả khâu đánh giá trên người sẽ mất khoảng vài tháng nữa. "Còn Việt Nam, theo tôi khoảng 6-9 tháng nữa", ông Đức Anh cho biết. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam cũng cho biết rất mong muốn WHO và các tổ chức quốc tế hợp tác, giúp Việt Nam kết nối, chia sẻ, phổ biến các sản phẩm này với các quốc gia trên thế giới để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Tính đến sáng nay, 1/7, Việt Nam bước vào ngày 76 không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Hiện, đã có 335/355 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 94,4% tổng số ca bệnh.