Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Xoá đói giảm nghèo

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Huyện Ea Kar

Những năm qua UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, an ninh – quốc phòng của địa phương.

Theo đó: Để chuyển tải vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ea Kar đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với 381 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tính đến 30/6/2022, tổng các nguồn lực tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay là trên 523,4 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn huy động được ngân sách Nhà nước cấp bù lãi, nguồn Trung ương, địa phương, hằng năm, huyện Ea Kar đã hỗ trợ chuyển ngân sách ủy thác 1,5 tỷ đồng cho Ngân hàng chính sách xã hội.

Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đang thực hiện 15 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng doanh số cho vay trên 1.428,5 tỷ đồng, với tổng số 74.327 lượt hộ được vay vốn; tổng dư nợ trên 519,17 tỷ đồng, bình quân dư nợ 37,46 triệu đồng/hộ; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,05%/tổng dư nợ. Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã có 27.630 lượt hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị định số 78 đến năm 2030, trong đó tập trung vào một số mục tiêu cụ thể: 100% hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội; từ năm 2025 trở đi, huy động trên 2 tỷ đồng/năm vốn từ ngân sách địa phương chuyển cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay; công tác tín dụng tăng trưởng từ 8-10%/năm; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,06%/tổng dư nợ

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Chuyền ghi nhận, đánh giá cáo những kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Nghị định số 78 trên địa bàn huyện; đồng thời đề nghị, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, kết luận, nghị quyết liên quan đến tín dụng chính sách, có phương án cụ thể giảm nợ quá hạn, nhất là đối với các khoản nợ rủi ro, không có khả năng thu hồi; tăng cường huy động tiết kiệm thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn; tham mưu UBND huyện dành nguồn vốn ngân sách ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội cho vay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về đối tượng thụ hưởng, mục đích sử dụng vốn…

Từ nguồn vốn ưu đãi gia đình chị Lộc Thị Điềm (thôn 1A, xã Cư Ni) là một trong những hộ nghèo tại địa phương. Sau nhiều lần vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế, chị đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện chị đang còn dư nợ tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ea Kar 30 triệu đồng từ Chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Từ nguồn vốn vay này, gia đình chị đã sử dụng cho mục đích cải tạo đất, đầu tư chăm sóc vườn cà phê, điều.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Minh (thôn 7A, xã Cư Ni) cũng thuộc diện hộ nghèo. Anh bị bệnh phổi, không làm được việc nặng nên cuộc sống rất khó khăn, gia đình anh làm hồ sơ vay 50 triệu đồng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện để mua heo giống và trồng cỏ chăn nuôi bò. Hiện trang trại chăn nuôi của anh có 5 con bò sinh sản, 20 con heo thịt, thu nhập từ chăn nuôi giúp gia đình anh đỡ vất vả hơn.

Anh Nguyễn Văn Minh chăm sóc đàn bò từ vốn vay ưu đãi (Ảnh Báo Đắk Lắk)

Anh Nguyễn Văn Minh chăm sóc đàn bò từ vốn vay ưu đãi (Ảnh Báo Đắk Lắk)

Trên địa bàn huyện Ea Kar hiện có hàng nghìn lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách, với tổng dư nợ 475,8 tỷ đồng, tăng 24,8 tỷ đồng so với năm 2020. Khách hàng chủ yếu vay vốn cho mục đích chăn nuôi gia súc, trồng cam, quýt, chăm sóc cà phê. Nguồn vốn huy động, cho vay được giải ngân kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện sinh hoạt, góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.