Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh mở 1.680 lớp đào tạo nghề cho trên 49.300 lao động nông thôn, bình quân mỗi năm đào tạo cho 5.000 người; số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 67%, phi nông nghiệp trên 32%. Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án đã có trên 44.500 lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt 90%.
Trong đó, số lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp trên 31.500 người, đạt 95%; lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp gần 13.000 người; đã có trên 2.600 người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; gần 3.200 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm; gần 650 người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; trên 1.500 người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề và trên 4.300 người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề.
Ông Ngô Thanh Giang, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết, để nâng cao chất lượng lao động nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Sở tiếp tục triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với thực hiện Đề án. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.