Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Lâm Đồng: Đã chi hơn 108,1 tỷ đồng cho 72.071 các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(Dân sinh) - Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng, thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến cuối ngày 29/8, các địa phương đã khẩn trương chi hỗ trợ cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng tổng cộng 72.071 đối tượng, với số tiền hơn 108,1 tỷ đồng.

Bà Lê Thị Thêu-Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm, việc chi trả hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách do bị ảnh hưởng bỡi đại dịch Covid-19 đã được các địa phương khẩn trương chi trả, nhiều địa phương trong tỉnh đã hoàn thành 100% việc chi trả cho các nhóm đối tượng: Người có công gặp khó khăn, bảo trợ xã hội (BTXH); hộ nghèo và hộ cận nghèo; lao động tự do và người bán vé số lưu động như TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương và Đơn Dương. Các địa phương khác đã chi cơ bản hoàn thành, như: huyện Cát Tiên đã chi 1245/1250 đối tượng BTXH, chỉ còn chi 5 đối tượng BTXH; huyện Đạ Tẻh đã chi 1612/1614 đối tượng BTXH, chỉ còn chi 2 đối tượng BTXH và đã chi 466/682 đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; huyện Đạ Huoai đã chi 992/996 đối tượng BTXH và 275/279 lao động tự do.

Lâm Đồng: Đã chi hơn 108,1 tỷ đồng cho 72.071 các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các địa phương trong tỉnh chi hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Tính đến cuối ngày tính đến cuối ngày 29/8, các địa phương đã khẩn trương chi hỗ trợ cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng tổng cộng 72.071 đối tượng, với số tiền hơn 108,1 tỷ đồng. Bao gồm: 2.540 người có công gặp khó khăn, 32.388 đối tượng BTXH, 13.499 hộ nghèo và hộ cận nghèo, 22.001 lao động tự do và 1.643 người bán vé số lưu động.

"Ngoài các đối tượng đã chi như nêu trên, các huyện, thành phố, ban ngành đã chi hỗ trợ cho tất cả các đối tượng theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg bao gồm: Đã chi giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 42.367 lao động với số tiền hơn 1 tỷ 152 triệu đồng; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 284 lao động với số tiền hơn 1 tỷ 501 triệu đồng; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 22 người lao động mang thai và 212 trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền gần 2 tỷ 490 triệu đồng; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 5 lao động và 4 trẻ em với số tiền 22,55 triệu đồng.

Bà Lê Thị Thêu-Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng.

Đối với chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế có 5 F0 với số tiền 7,2 triệu đồng, 515 F1 với số tiền hơn 810 triệu đồng; hỗ trợ thêm cho trẻ em F0, F1 36 người với số tiền 36 triệu đồng; hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật 15 người với số tiền 55,65 triệu đồng và người lao động là hướng dẫn viên du lịch 21 người với kinh phí 77,91 triệu đồng; hỗ trợ 265 hộ kinh doanh với số tiền 795 triệu đồng; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 5 đơn vị, 668 lao động, với số tiền hơn 2 tỷ 547 triệu đồng. Tổng số đối tượng được chi trả hỗ trợ và cho vay vốn theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg (trừ lao động tự do) đến thời điểm hiện tại là 44.421 người với số tiền gần 8 tỷ đồng"-Bà Lê Thị Thêu-Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến thời điểm này, có 46/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh sách trên 2,4 triệu lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác (trong đó, có khoảng trên 100.000 người bán vé số lưu động); 35/63 tỉnh thành phố (chủ yếu ở các khu vực phía Nam ) đã chi trả hỗ trợ cho gần 1,2 triệu người lao động tự do, với tổng kinh phí gần 2.180 tỷ đồng; hỗ trợ gần 700.000 đối tượng đặc thù, với kinh phí trên 731 tỷ đồng. Riêng trong nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, Lâm Đồng là một trong 5 địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ nhiều nhất, gồm: TP HCM, Bình Dương, Bạc Liêu, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu.