Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Người có công

Tổng Bí thư với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công

Phóng viên
Phóng viên

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Tổng Bí thư luôn quan tâm tới lĩnh vực xã hội, đã để lại di sản lớn về quản lý xã hội và phát triển chính sách xã hội, luôn dành sự quan tâm đến lĩnh vực lao động, thương binh, an sinh xã hội và chính sách xã hội nói chung. Đặc biệt Người dành sự quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.

bbd84862-b3ab-4664-b15f-1be5c94c2a9d.jpg

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng – Nhà Lãnh đạo tài năng, mẫu mực, trọn đời vì nước, vì dân, đã từ trần để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng, Nhà Nước, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. 

Suốt cuộc đời hoạt động, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành sự quan tâm đặc biệt, sự biết ơn sâu sắc đối với những người đã không tiếc máu xương, hy sinh cống hiến hết mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.

1.jpg
Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) - Ảnh: Tống Giáp.

 

Tại lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), Tổng Bí thư đã nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. 

Khi đất nước mới được độc lập, Người đã ra Sắc lệnh nhận con em những anh hùng liệt sĩ làm con nuôi với lời lẽ mộc mạc, giản dị mà chân thành, gây xúc động mạnh mẽ:

"Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến, tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó, và tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi". 

1f3acf12ad0b0855511a (1).jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.

 

Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh" để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn sâu sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. 

tbt-3.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Người, ngày 27/7/1947 - Ngày Thương binh toàn quốc được mở đầu bằng một cuộc mít-tinh lớn tại Đại Từ, Thái Nguyên.

Từ đó, ngày 27/7 hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

7af303d968c0cd9e94d1.jpg

 

Thấm nhuần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam và ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong suốt 77 năm qua, nhất là gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng.

d26c92ee84f621a878e7.jpg

 

Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

tap-can-binh-4.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại di sản lớn về tư duy, lý luận quản lý xã hội và phát triển chính sách xã hội, luôn dành sự quan tâm tới các lĩnh vực của ngành LĐ-TB&XH và công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng.

Tại buổi gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và cảm ơn tấm lòng tri ân của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương nói chung, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm, góp phần khơi dậy niềm tự hào, ý thức tự tôn dân tộc;

Giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tình nghĩa thủy chung, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng xác định trách nhiệm của thế hệ sau đối với công lao của các thế hệ người đi trước."

1e08a3f00eeeabb0f2ff.jpg

Một số hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt người có công với cách mạng:

1.jpeg
Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người có công và thân nhân người có công trên cả nước.
2.jpeg
“Tất cả mọi người chúng ta hãy luôn luôn ghi nhớ và tâm niệm: Hãy sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với những người đã khuất, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân!" - Tổng Bí thư chia sẻ tại buổi gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
3.jpeg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, đánh giá cao ý chí tự lực, tự cường của các thương binh, bệnh binh, các gia đình, thân nhân liệt sĩ và người có công đã vượt lên thương tật, những mất mát, hy sinh, khắc phục khó khăn, hoà mình vào cuộc sống.
4.jpeg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc tại buổi gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Bộ LĐ-TB&XH

Tin liên quan