Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

10.000 trường hợp ở Sài Gòn mắc bệnh do muỗi chích

Dịch sốt xuất huyết đã khiến 3 người chết, 10.000 trường hợp khác mắc bệnh nhưng theo chính quyền TP.HCM, người dân vẫn đang rất thờ ơ trong chống dịch.

 

Theo Sở Y tế TP.HCM, đến giữa tháng 7/2017, có hơn 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đã có 3 người chết.

Ngoài ra còn có 16.787 điểm nguy cơ phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm người điều trị sốt xuất huyết.

Ngành y tế TP cảnh báo dịch sốt xuất huyết sẽ còn lan rộng nếu các địa phương không có giải pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Lãnh đạo các địa phương phân trần rằng việc kiểm soát các điểm nguy cơ bùng phát dịch gặp nhiều khó khăn, do lực lượng chuyên trách phòng chống dịch quá mỏng.

Bên cạnh đó dù lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động nhưng người dân vẫn thờ ơ, thậm chí là bỏ mặc công tác phòng chống cho chính quyền.

Quận Bình Tân hiện đang là nơi có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất, tuy nhiên, ông Đỗ Đình Thiện - Phó Chủ tịch quận thừa nhận, đa phần người dân có lối sống “nửa thành thị nửa nông thôn” nên ý thức phòng chống dịch, vệ sinh môi trường khá kém.

Theo ông Thiện, dù quận đã dốc toàn lực kiểm tra các điểm nguy cơ xuất hiện dịch như khu nhà trọ, điểm thu mua phế thải…nhưng cũng không thể kiểm soát nổi bởi số lượng quá nhiều.

 

Sốt xuất huyết lan truyền rất nhanh.

 
Hay như gia đình bà Phạm Thị Bé Tư cũng ở phường Bình Hưng Hòa B có 3 người cùng mắc bệnh sốt xuất huyết, khi đoàn kiểm tra thấy có nhiều vật chứa nước mưa, nhưng người trong gia đình bà lại không biết những thứ đó phát sinh lăng quăng. Thực tế trong buổi sáng cùng đoàn đi kiểm tra tại nhà trọ ở khu phố 5, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - nơi đang có ổ dịch khiến 11 người mắc bệnh và nhập viện điều trị vì sốt xuất huyết, Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long nhận thấy còn tồn tại nhiều điểm ngập nước, nhiều vật chứa lăng quăng như bình hoa, lốp xe…

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu khẳng định để khống chế được dịch sốt xuất huyết cần sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của các địa phương.

Trong đó việc quan trọng nhất vẫn là xử lý điểm nguy cơ, diệt lăng quăng. Theo ông Phu cần tổng vệ sinh, loại bỏ điểm nguy cơ ít nhất 2 tuần 1 lần.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh công tác truyền thông để thay đổi hành vi của người dân là điều quan trọng nhất.

"Mỗi người dân có ý thức đổ bỏ nước đọng trong các vật dụng gia đình, dọn vệ sinh xung quanh khu vực nhà ở là cách phòng chống dịch vô cùng hiệu quả" - ông Long khẳng định.

Tin liên quan