Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Bộ Y tế sẽ khẩn trương làm rõ khái niệm sữa

 
Tại Hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại khu vực phía Nam diễn ra ngày 6/3/2017, vấn đề truy xuất nguồn gốc thực phẩm làm nóng diễn đàn.
 
Hội thảo giám sát chuyên đề nhằm đánh giá thực trạng đảm bảo An toàn thực phẩm tại Việt Nam, đưa ra những kiến nghị, giải pháp. Theo các đại biểu, bức tranh về an toàn thực phẩm đã “tươi sáng” hơn với thực tế tăng trưởng mạnh các chuỗi sản xuất an toàn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện cả nước có 61 tỉnh, thành phố xây dựng được 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 224 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm… Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm không nhãn mác, sử dụng phụ gia thực phẩm độc hại, các loại rượu pha cồn gây chết người vẫn còn phổ biến… 
 
 
Tại hội thảo ông Ngô Minh Hải, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn TH tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi những khái niệm chưa chính xác về sữa.
 
Cùng lo ngại về thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ông Ngô Minh Hải, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn TH chia sẻ: “Từ lâu, chúng tôi thấy còn nhiều điểm cản trở tính tuân thủ, đảm bảo an toàn thực phẩm trên bình diện chung. Nguồn gốc của vấn đề này là sự chưa minh bạch trong chính sách về tiêu chuẩn sản phẩm. Với ngành sữa, đó chính là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT) chưa rõ ràng”.
 
Do yếu tố về lịch sử, khái niệm sữa tiệt trùng được quy định trong QCVN 5-1:2010/BYT dùng để chỉ các sản phẩm sữa dạng lỏng chế biến từ sữa bột; hoặc sữa bột cộng với một phần sữa tươi. Đây là khái niệm chưa chính xác, sữa tiệt trùng chỉ phản ánh được phương pháp xử lý nhiệt trong công nghệ chế biến, không phản ánh được xuất xứ nguyên liệu đầu vào (là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm). Bộ Y tế cũng đã lấy ý kiến sửa đổi từ năm 2015, nhưng 2 năm qua, QCVN này vẫn không có sự thay đổi nào.
 
Việc tiêu chuẩn thiếu minh bạch, chưa chính xác này dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng; không khuyến khích phát triển nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước một cách bền vững…Trong Báo cáo kết quả hội nghị chuyên đề “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và sữa chế biến dạng lỏng” (Báo cáo số 1651/BC-UBKHCNMT13) do UBKHCNMT ban hành tháng 8/2015 cũng yêu cầu Bộ Y tế phải sửa đổi QCVN 5-1:2010/BYT theo thông lệ quốc tế. “Chúng tôi kiến nghị Bộ Y tế cần xem xét thực hiện các yêu cầu đề ra trong kết luận này, sửa đổi khái niệm “sữa tiệt trùng” thành sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp” - ông Hải nói.
 

 
TH true MILK là thương hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên nhãn mác.
 
Về vấn đề này, ông Trương Quốc Cường nhận định: “Ngày nào đó chúng ta cần tiền, bán cổ phần ngành sữa cho các đại gia, những đại gia nắm cổ phân chi phối có chịu mua sữa tươi của bà con không, hay mua sữa tươi của Thái Lan hay tập trung cho sữa bột nhập khẩu. Đại gia bắt tay nhau chi phối thị trường thì khổ người dân. Minh bạch rõ ra thì ngành sữa được hưởng lợi và người dân cũng được hưởng lợi”.
 
Ông Cường cho biết, ông cũng đã nghiên cứu kỹ về vấn đề này và đã đọc kiến nghị của Hiệp hội Sữa Việt Nam, đại diện cho một số doanh nghiệp sữa đề nghị giữ nguyên khái niệm sữa như hiện nay với lý do ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
 
“Nếu chỉ vì tốn chi phí bao gói, không có cơ sở khoa học, sẽ phải thay đổi. Nếu chỉ vì thiệt hại bao gói, Bộ Y tế có thể kéo dài thêm 1 năm cho các doanh nghiệp chuẩn bị, tiêu thụ hết các bao gói đã in” - ông Cường nói.
 
Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng nhấn mạnh tại Hội nghị là sẽ có hành động ngay, sẽ làm việc với Hiệp hội Sữa Việt Nam và các bên liên quan để xử lý dứt điểm vấn đề này.
 
Ngày 13/4/2016, Bộ Y tế lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, trong đó sửa đổi khái niệm “sữa tiệt trùng” thành sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Việc sửa đổi này đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các chuyên gia, liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.

Trước đó, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường thực hiện giám sát chuyên đề về sữa dạng lỏng cũng đã có kết luận yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng sửa đổi QCVN 5-1:2010/BYT.

Hương Mai/TC GĐ&TE

Tin liên quan