Hỏi: "Tôi (nam) năm nay 58 tuổi có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội đến tháng 12.2020 được 34 năm. Xin hỏi Bảo hiểm xã hội khi tôi nghỉ hưu ngoài tiền lương hưu còn có tiền gì nữa không?".
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:
Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ hưởng lương hưu:
- Về hưu trước ngày 1/1/2018
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 3%
- Về hưu từ ngày 1/1/2018
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 2%
Nam:
+ Về hưu từ 1/1/2018: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 1/1/2019: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 1/1/2020: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 1.1.2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 1/1/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 20 năm) x 2%.
Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo BP (tổng hợp)/dansinhvn.com