Trước đó, ngày 25/9/2021, trước tình hình điều trị cấp bách của dịch Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4539/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19”. Hội thào này với mục đích là để tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả; kịp thời ghi nhận và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi Hội thảo; tham dự Hội thảo về phía Bộ Y tế (tại điểm cầu Hà Nội) có: Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo và chuyên viên Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; đại diện: các vụ (Pháp chế, Bảo hiểm Y tế, Truyền thông và Thi đua khen thưởng); Cục (Quản lý Khám chữa bệnh, Quản lý Dược, Khoa học công nghệ và Đào tạo); Cục Quân y Bộ Quốc phòng; Cục Y tế Bộ Công an; Trung ương Hội Đông Y Việt Nam; Hội Châm cứu; Hội Nam y; Bệnh viện (Y học cổ truyền Trung ương, Châm cứu TW, Y học Cổ truyền Bộ Công an, Đa khoa YHCT Hà Nội, YHCT Hà Đông); Viện Y học cổ truyền Quân đội; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế; Viện dược liệu; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam và các đại biểu liên quan. Tham dự Hội thảo còn có các điểm cầu tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các trường đại học y, dược.
Các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố có sự tham dự của các Sở y tế, Bệnh viện y học cổ truyền, Hội đông y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực y dược cổ truyền....
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc tại Hội thảo, sau đó các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y dược học cổ truyền tham gia Hội thảo có báo cáo tham luận của các đơn vị: Học viện Y, Dược học cổ truyền Việt Nam; Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an; Viện Y học cổ truyền Quân đội; Viện Y dược học dân tộc TP.HCM; Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM; Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai; Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre; tham luận của một số doanh nghiệp đã triển khai các nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thuốc cổ truyền trong phòng chống Covid-19.
Ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị Covid-19 đạt hiệu quả 90% với "túi thuốc" Vạn Xuân
Tại đầu cầu TP.HCM, Công ty TNHH Vạn Xuân là một trong những doanh nghiệp đông dược được Ban Tổ chức Hội thảo chọn giới thiệu trong phần báo cáo tham luận của một số doanh nghiệp đã triển khai các nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thuốc cổ truyền trong phòng, chống Covid-19.
Túi thuốc cổ truyền Vạn Xuân đã được áp dụng để điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại tỉnh Đồng Nai (thời gian thực hiện: từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021).
BS chuyên khoa II Vũ Mạnh Cường, cố vấn chuyên môn Công ty TNHH Vạn Xuân, đại diện cho nhóm nghiên cứu Công ty TNHH Vạn Xuân về thuốc đông y điều trị bệnh nhân F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại tỉnh Đồng Nai đã cho biết: Công ty TNHH Vạn Xuân đã bào chế một số thuốc dùng phối hợp với nhau trong điều trị Covid-19 gọi là “Túi thuốc cổ truyền Vạn Xuân” để điều trị nhiều cấp độ ở các giai đoạn khác nhau của bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn từ 7 đến 10 ngày. Các loại thuốc trong túi thuốc cổ truyền Vạn Xuân được áp dụng để điều trị F0 đều đạt tiêu chuẩn GMP, được sản xuất từ lâu và sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Qua theo dõi các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được cấp túi thuốc cổ truyền Vạn Xuân tại TP. HCM, Đồng Nai thì các triệu chứng về đường hô hấp, thần kinh cơ và tiêu chảy đều giảm rõ rệt sau 5 ngày điều trị, không có trường hợp chuyển nặng phải chuyển viện. Số ngày đạt tiêu chuẩn xuất viện trung bình là 8 ngày. Đối với bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng thì sau vài ngày điều trị có kết quả âm tính bằng phương pháp PCR. Còn đối với bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thì hết sau 11 ngày điều trị. Theo ghi nhận của các thầy thuốc, bệnh nhân sử dụng bộ sản phẩm Vạn Xuân điều trị Covid-19 kết quả tốt, tiện lợi cho bệnh nhân khi dùng, kết hợp được giữa đông và tây y. Kết quả này mở ra cơ hội điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng và nhẹ bằng các loại thuốc đông y, góp phần tiết kiệm chi phí điều trị cho bệnh nhân, giảm tải gánh nặng cho ngành y tế.