Chú trọng đời sống văn hóa, tinh thần cho trẻ
Trong năm, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Đồng thời Sở ban hành và phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng văn bản chỉ đạo thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Tổ chức Tết Nguyên đán cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tháng hành động vì trẻ em; Tết Trung thu; chương trình bảo vệ trẻ em; chương trình bình đẳng giới; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;… 100% huyện, thị xã và thành phố đều tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em; đều có kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em; 100% xã, phường, thị trấn đăng ký đạt chuẩn phù hợp với trẻ em; cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi kịp thời; tổ chức khám lọc bệnh cho trẻ em; thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em nhân dịp Tết Nguyên Đán, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu,…
Ông Nguyễn Văn Bon, Giám đốc Sở LĐ-TB&X Long An cho biết: Hiện nay, tỉnh đã trang thiết bị đầy đủ ệ thống các cơ sở vui chơi, giải trí dành cho trẻ em như: Nhà văn hóa thiếu nhi, thư viện, nơi vui chơi công cộng, công viên,...được đầu tư xây dựng. Tỷ lệ huyện, thị xã, thành phố có Nhà thiếu nhi hoặc khu vui chơi, giải trí đạt 46,67%; tỷ lệ huyện, thị xã, thành phố có phòng đọc sách cho thiếu nhi 100%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em đạt 89,5%.
Trong các dịp lễ, tết, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tháng hành động vì trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Hội trại xuân; tổ chức họp mặt tặng quà nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; diễn đàn trẻ em; tết Trung thu; hội thi tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hội thi văn nghệ, tìm hiểu kiến thức lịch sử, đố em, thể thao (bóng đá mini, cầu lông, cờ vua), hát văn nghệ, các trò chơi dân gian,..; trong dịp hè Đoàn Thanh niên tổ chức lễ khai mạc hè, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, Hội thi thể dục, thể thao, ngày Hội hoa phượng đỏ, Liên hoan văn nghệ tuổi mầm non, thi vẽ tranh, hội trại Hoa Hồng Nhỏ, Hội khỏe Phù Đổng, các hoạt động vui chơi cuối tuần, tham quan du lịch, du khảo về nguồn,… đã thu hút được hàng ngàn các em tham gia vào các hoạt động và giúp cho các em có nhiều sân chơi lành mạnh và bổ ích.
Cùng với những hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp tết Trung thu ở các địa phương, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cũng tổ chức thăm hỏi và tặng 2.000 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 15 huyện, thị xã và thành phố, Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng thương binh xã Nhị Thành, Mái ấm Kim Chi - chùa Long Thạnh và Đồn Biên phòng, với tổng kinh phí là 600 triệu đồng.
Cấp huyện, cấp xã tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với 204.004 phần, tổng số tiền 7.664 triệu đồng từ ngân sách, Quỹ Bảo trợ trẻ em và nguồn vận động; tổ chức 1.281 điểm vui chơi Tết Trung thu cho trẻ em với các hoạt động văn nghệ, đêm hội trung thu, các trò chơi dân gian, hội thi làm lồng đèn, ...có 291.435 em tham dự.
Bên cạnh đó, nhằm từng bước nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến từng người dân với nhiều hình thức cụ thể và phong phú.
GĐ Sở LĐ-TB&XH trao quà cho trẻ
Nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
Sự phát triển của đất nước trong tương lai phụ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày hôm nay. Chính vì vậy, “Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”. Tỉnh luôn nỗ lực trong việc phòng ngừa và ngăn chặn trẻ em có nguy cơ rưi vào hoàn cảnh đặc biệt. Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh đã được phát hiện, trợ giúp kịp thời.
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 325 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, 610 trẻ tàn tàn tật nặng, 63 trẻ mồ côi được gia đình nhận nuôi dưỡng, 110 trẻ em có cha mẹ thuộc diện đơn thân nuôi con nhỏ được trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; 04 trẻ mồ côi được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và 150 trẻ khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ được nuôi dưỡng và học văn hóa tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh.
Để chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được đón Tết nguyên đán, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tháng hành động vì trẻ em, tết Trung thu,… Sở ban hành văn bản chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức tặng quà, các hoạt động vui chơi cho trẻ em, khám lọc bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, cấp học bổng,… thông qua hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em. Lập danh sách và tiến hành hỗ trợ về đời sống như cấp phát gạo, trợ cấp tết, hỗ trợ nhà ở và y tế, nhập hộ khẩu, giấy khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em trong các hộ gia đình di cư tự do từ Camphuchia về Việt Nam trên địa bàn tỉnh Long An.