Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Điều tôi mong đã đến…

Phải có những học sinh như thế!
 
Sự việc như sau: Trong buổi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh của tỉnh Nghệ An, có một cô giám thị chép bài của thí sinh và đưa cho thí sinh khác chép lại. Phương Anh không thi ở phòng này nhưng  5 bạn của lớp em (11C5, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) thi ở đó. Sau khi biết sự việc, kiểm tra lại cho chính xác, với tư cách lớp trưởng, Phương Anh đã lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho bạn mình, cao hơn nữa, em muốn các cuộc thi phải nghiêm minh.
 
Sau khi bức thư gửi cho giám thị Nguyễn Thị Lệ Hằng được đăng trên mạng một thời gian, chính cô Hằng đã gọi điện xin lỗi Phương Anh nên em đưa về chế độ “một mình xem”. Tuy nhiên, dự luận đã bàn tán rộng rãi, cơ quan chức năng vào cuộc, cô Hằng bị đình chỉ coi thi.
Rõ ràng, các bên liên quan đã hàng động rất có trách nhiệm. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là hành động của học sinh Lê Thị Phương Anh. Em mới 17 tuổi, học lớp 11 nhưng đã suy nghĩ và hành động chín chắn và có trách nhiệm. Sau khi em phê phán giám thị công khai trên mạng xã hội, có người lo lắng cho em nhưng tôi vui và tự hào về em.
 
 
Dòng trạng thái "gây bão" của Lê Thị Phương Anh về việc giám thị "ăn cắp chất xám" của thí sinh tại kỳ thi Học sinh giỏi tỉnh Nghệ An
diễn ra vào ngày 14/3/2017.
 
Lý do để tôi vui, tự hào
 
Vào năm 2014, kỷ niệm 40 năm thành lập Trường  THPT Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An, tôi tham dự và đưa ra nhận xét: Trường đào tạo có chất lượng cao, nhiều học sinh của trường đã trở thành công chức, cán bộ lãnh đạo, doanh nhân thành đạt, nhà báo, nhà văn… nhưng hình như vẫn thiếu những học sinh có tư chất nhân sĩ. Tôi rất muốn Trường Phan Bội Châu của Nghệ An có những học sinh có tư chất nhân sĩ. 
 
Theo tôi, những người có tư chất nhân sĩ là những người trung thực, thẳng thắn, có khí phách, không xu nịnh, sẵn sàng lên tiếng bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng nhận khó khăn, rắc rối về mình… Tôi hơi buồn vì trong nhiều năm qua, ít thấy học sinh và cựu học sinh xứ Nghệ thể hiện những phẩm chất này. Nay có cô học trò Phương Anh đã thể hiện. Em thẳng thắn: “Thành tích cao thì thích thật, nhưng mà cao kiểu rởm rởm như này thì ai tôn trọng cho được ạ? Em không biết bạn đấy mà được giải cao thì có thấy tự hào miếng nào không, chứ em mà thế em thấy nhục chết đi được”. Hơn nữa, em còn đưa ra một câu gần như là “nguyên lý” trong giáo dục: “Thầy cô muốn dạy học sinh, trước hết phải làm gương cho học sinh cái đã”.
 
Vậy đấy, một cô học trò đã có hành động ngay thẳng và đưa ra kết luận cũng rất thẳng ngay. Điều này tất cả chúng ta đều mong muốn chứ!?

Nghè Nghệ/GĐ&TE

Tin liên quan