Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Dùng lá trầu không trị bệnh, cẩn thận kẻo tổn thương

Theo thông tin từ ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, ngày 12/12 bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp một bé gái bị bỏng nặng vùng ngực, lớp da đã bị lột, vết thương đang chảy dịch và có dấu hiệu nhiễm trùng. Bé gái được chẩn đoán nhiễm trùng da, bỏng sâu độ 4, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
 
Qua tìm hiểu được biết, do cháu liên tục bị sổ mũi và hay khò khè về đêm, đi chữa nhiều lần nhưng không khỏi. Khi trông cháu, bà nội lấy lá trầu tự hơ và đắp lên ngực khiến cháu bé quằn quại và khóc liên tục cả ngày. Đến chiều, bà nội sốt ruột nên gọi điện cho mẹ về đưa bé đi khám.
 
 
Bác sĩ cho biết, trước đó bệnh viện đã tiếp nhận 4,5 trường hợp trẻ bị bỏng vì hơ lá trầu không đắp lên người nhưng đây là trường hợp nặng nhất. Hậu quả đáng tiếc là ngực bé gái sẽ không tránh khỏi vết sẹo lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ khi trưởng thành.
 
Theo các chuyên gia, trong Đông y, lá trầu có nhiều công dụng để chữa bệnh, nhưng việc hơ nóng lá trầu đắp lên ngực để trị ho, khò khè cho trẻ thì rất nguy hiểm, vì lá trầu có tính nóng, trong khi da trẻ còn rất non nớt, đắp lên ngực rất dễ bị bỏng. Vì vậy, cần cẩn thận sử dụng các bài thuốc dân gian để tránh hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
 
Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ lá trầu không bạn có thể tham khảo:
 
 
Ảnh minh họa
 
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết
 
Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.
 
Sát khuẩn vết thương
 
Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con, đổ nước sôi vào như hãm nước chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.
 
Chữa viêm họng
 
Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ.
 
Thông tia sữa
 
Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.
 
Trị đau nhức, cảm cúm
 
Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.
 
Chữa nước ăn chân
 
Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.
 
Giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu
 

Lá trầu không có khả năng kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng. 

M.H (th) - Giadinhnet

Tin liên quan