Tôi nghĩ hay là từ điển Tiếng Việt có thay đổi mà mình không biết. Sao mình lạc hậu quá như vậy. Tôi vào thư viện tìm từ điển để đọc, mới thấy rằng, chuyện hay thật (bịa ra từ mới như đúng rồi). Tôi xin trích dẫn các loại Từ điển mang tính chính thống sau đây để các bạn cùng nghiên cứu nhé.
Thứ nhất, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (ấn phẩm mới nhất 2016) của Giáo sư Hoàng Phê – Nhà xuất bản Hồng Đức, trang 895 chỉ nói đến: Nhắc, chắc chừng, nhắc nhỏm, nhắc nhở, nhắc nhủ, nhắc vở không hề có “nhắc nhớ”. Trong từ điển nêu cụ thể như sau:
1. Nhắc 1: Động từ, với các nghĩa như sau:
1.1. Nói ra cho người khác nhớ (Ví dụ: nhắc bài cho bạn, nhắc lại chuyện cũ).
1.2. Nói lại để người khác ghi nhớ mà thực hiện, mà làm đúng (Ví dụ: nhắc anh ấy đến đúng giờ; nhắc đi nhắc lại; nhắc khéo).
1.3. Nói đến vì quan tâm mong nhớ (Ví dụ: thường nhắc đến đứa con đi xa).
2. Nhấc 2: Động từ. Nhấc, nhắc ra chỗ khác.
3. Nhắc chừng: Động từ. Thỉnh thoảng lại nhắc cho khỏi quên (Ví dụ: phải nhắc chừng kẻo nó quên).
4. Nhắc nhỏm: Động từ. Nhắc đến vì mong nhớ, vì quan tâm (Ví dụ: không còn ai nhắc nhỏm đến chuyện ấy nữa).
5. Nhắc nhở: Động từ, với các nghĩa như sau:
5.1. Nhắc đến để cho chú ý (Ví dụ: nhắc nhở con học tập).
5.2. Phê bình nhẹ bằng cách nhắc đến điều người khác đã quên và vì vậy mà đã phạm khuyết điểm (Ví dụ: nó có sai sót thì nhắc nhở nó).
6. Nhắc nhủ: Động từ. Nhắc nhở và khuyên nhủ (Ví dụ: viết thư động viên, nhắc nhủ).
7. Nhắc vở: Động từ. (ví dụ: Đọc lời trong kịch bản để nhắc cho diễn viên đang diến xuất trên sân khấu).
Thứ hai, theo Từ điển Lạc Việt: Vietnamese English (9):
1. Nhắc: to recall; to remind; to whisper
(Ví dụ: Nhớ nhắc tôi viết thư cho họ nhé! Remind me to write to them!; Không được nhắc – No whispering! Don’t whisper!
2. Nhắc nhở: xem nhắc.
3. Nhắc đến: to mention; to talk about…; to refer to…
4. Nhắc tới: xem nhắc đến.
5. Nhắc lại: to say again; to repeat.
Thứ ba, theo Từ điển Lạc Việt: Vietnamese (9):
1. Nhắc: Động từ
1.1. Làm cho người khác nhớ.
1.2. Nói lại lần nữa cho nhớ mà thực hiện đúng.
1.3. Nói đến vì quan tâm.
2. Nhắc nhở: Động từ
2.1. Nói để cho chú ý.
2.2. Phê bình nhẹ khuyết điểm của người khác.
3. Nhắc nhủ: Động từ. Nhắc nhở và khuyên nhủ.
4. Nhắc nhỏm: Động từ. Nói đến nhiều lần.
5. Nhắc chừng: Động từ. (Ví dụ: Thỉnh thoảng nhắc lại cho khỏi quên).
6. Nhắc vở: Động từ. (Ví dụ: Đọc lời trong kịch bản cho diễn viên đang diễn trên sân khấu nhớ lại (Giống nhắc nhở ở trên).
Như vậy cả trong Từ điển Tiếng Việt và Từ điển Lạc Việt đã nói trên đây, không hề có từ: “nhắc nhớ”. Bởi vì trong từ điển, từ “nhắc nhở” đã bao hàm toàn bộ việc nhắc để cho chúng ta nhớ lại ai đó hoặc nhớ lại sự kiện, hiện tượng đã xảy ra... Như trên ta thấy “nhắc” là đã nói đến “nhớ” rồi, và thế nhì “nhắc nhớ” thì hiều là “nhớ nhớ” thì có ý nghĩa gì đây? Ai tự nghĩ hoặc sáng tác ra từ này. Tôi nghĩ rằng nếu học sinh học theo các biên tập viên hoặc phát thanh viên trên Truyền hình và làm văn hoặc viết bài là hoàn toàn sai lỗi chính tả. Thiết nghĩ, chúng ta muốn sáng tạo, muốn có cái mới khác người, thì phải trên khuôn mẫu, quy định có sẵn. Không thể sáng tạo một cách tùy tiện. Tôi mong muốn lãnh đạo các cơ quan thông tin báo chí và truyền hình, nên đọc kỹ và phải chấn chỉnh những biên tập viên, phát thanh viên đọc, viết và bình luận phải đúng ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tôi viết bài này, tôi vẫn phân vân, biết đâu đã có quy định mới về ngôn ngữ và về văn phạm mà mình chưa biết, bởi vì mình là người “ngoại đạo”, có nghiên cứu về ngôn ngữ đâu. Tôi rất mong nhận được sự trao đổi chia sẻ của các thày cô giáo, của các cây đại thụ trong giới ngôn ngữ học nước nhà.
Đào Thịnh/GĐ&TE