Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho biết, trong những năm qua công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, Hà Tĩnh là một trong những địa phương đã mạnh dạn mở rộng loại hình đào tạo nghề kết hợp học THPT hệ giáo dục thường xuyên, đào tạo trình độ trung cấp nghề cho học sinh đang học THPT có nhu cầu học nghề: Các cơ sở dạy nghề thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tư vấn học nghề tại các địa phương, các trường THCS, THPT trên toàn tỉnh; cử cán bộ tuyển sinh bám sát địa bàn, đến từng hộ gia đình trực tiếp tư vấn, tuyển sinh học nghề.
Để động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho việc đến trường hàng ngày của học sinh, Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh mua sắm 2 xe chở khách trên 45 chỗ ngồi, mở các tuyến đưa đón học sinh học nghề tại các địa bàn ở xa trường; Trường cao đẳng nghề công nghệ Hà Tĩnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và đôiị ngũ giáo viên phục phụ cho dạy và học tại tại cơ sở 2, đóng ở Khu kinh tế Vũng Áng và cơ sở 1 tại T.P Hà Tĩnh.
Lãnh đạo ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh tham dự hội nghị trực tuyến
Hiện nay, riêng số lượng học sinh vừa học trung cấp nghề, vừa học chương trình văn hoá THPT hệ giáo dục thường xuyên tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề và các trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện (liên kết đào tạo) trên 2.500 người. Ngoài ra còn thí điểm đào tạo trình độ trung cấp nghề tại chỗ cho một số học sinh hệ THPT có nhu cầu tại một số trường với số lượng trên 1700 học sinh.
Đây được coi là hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt đối với Hà Tĩnh, một địa phương đang có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ… và đô thị hóa nhanh.