Tần Thủy Hoàng thật sự đã dẫn theo 100 binh lính thiện xạ tiến ra biển lớn để dốc sức tìm ra “thần biển”. Sau thời gian chiến đấu khốc liệt, cuối cùng binh đoàn của hoàng đế cũng giết được cá lớn trở về. Tiếp đến, Từ Phúc lại một lần nữa giong thuyền ra biển, tự xưng là đi tìm tiên nhân. Thế nhưng, ông ta đi biệt vô âm tín mãi không thấy tung tích gì. Về phần Thủy Hoàng đế, ông không tin mình bị lừa nên vẫn cương quyết chờ đợi hết ngày này sang ngày khác mãi cho đến một ngày ông ta mất niềm tin đã hạ lệnh về kinh thành. Vì mục đích muốn trường sinh bất lão và muốn cho giang sơn nhà Tần vững bền, Tần Thủy Hoàng lại bắt đầu chuyến Đông Tuần lần cuối cùng trong cuộc đời.
Thế nhưng trong chuyến Đông Tuần ấy, Tần Thủy Hoàng với ước mong trường sinh bất tử cuối cùng đã băng hà. Di sản mà Thủy Hoàng đế để lại chính là việc thống nhất xây dựng đế chế Trung Quốc sớm nhất vào năm 210 TCN; ổn định bản đồ Trung Quốc cùng với thống nhất văn tự, tiền tệ và độ đo lường; đánh chiếm Hung Nô, thu phục phía Bắc; xây dựng Vạn Lý Trường Thành, đốt sách chôn Nho;…
Tuy vậy, thông tin hoàng đế băng hà đã bị Triệu Cao cẩn thận giấu nhẹm. Ông ta cố tình lừa dối tất cả triều đình và quân lính rằng Thủy Hoàng đế hiện vẫn đang rất khỏe mạnh. Lẽ dĩ nhiên, di chiếu của nhà vua cũng đã không được gửi đi theo đúng nguyên tắc. Đồng thời vào lúc này, Triệu Cao đã bí mật cho mời Lý Tư cùng thế tử Hồ Hợi để bắt đầu cho kế hoạch làm giả di chiếu, thuận lợi đưa Hồ Hợi lên kế vị thiên tử.
Sau khi Hồ Hợi lên ngôi, hắn chỉ biết hưởng lạc và trông cậy tất cả vào Triệu Cao. Lúc này, đại quân của Trần Thắng hiện đang áp sát, các đội quân do Cao Thừa tướng phái đi dẹp loạn đều phải xin chi viện. Trong khi đó, nông dân ở các nơi đều nổi dậy tạo phản, tự mình xưng vương như Triệu Vương, Ngụy Vương, Tề Vương,… nhất loạt phất cờ khởi nghĩa. Cao Thừa tướng muốn quét sạch chúng, thảo phạt Trần Thắng để những kẻ phản loạn khác tự khắc tan rã.
Tuy nhiên, ông lo lắng nếu người đó lập được chiến công thì hắn sẽ thu lợi từ chiến loạn, sau này có nắm quyền trong tay sẽ rất khó đối phó. Vì vậy, Cao Thừa tướng sai người tạo một thánh chỉ giả đưa cho phòng Quân Cơ, nội dung là tiếp tục phát binh từ Hàm Dương. Bởi lẽ, thế cục càng căng thẳng càng phải canh chừng Hoàng đế cẩn trọng và chặt chẽ hơn. Nếu không, Hoàng đế thấy tình hình nguy cấp sẽ tự mình triệu kiến những vị tướng quân rồi ban bố mệnh lệnh. Từ đó thông qua cuộc chiến này mà đoàn kết thành một sợi dây thừng vững chắc, mà một khi bị thắt chặt thì người bị siết chính là Triệu Cao và đồng bọn của ông.
Chỉ sau một năm, Triệu Cao tiếp tục bước đi tiếp theo trong kế hoạch hủy hoại nhà Tần bằng cách tàn sát các trung thần. Nạn nhân kế tiếp của tên hoạn quan này không ai khác chính là Lý Tư – Thừa tướng từng đồng lõa cùng Triệu Cao. Thế nhưng, Lý Tư đã phát giác được âm mưu của Triệu Cao bèn viết thư tố giác lên hoàng đế. Vốn mưu sâu kế độc, Triệu Cao bằng mọi cách từng bước gài bẫy gán cho Lý Tư vô số trọng tội.
Đầu tiên, hắn gán cho Lý Tư tội ngụy tạo thiên hạ đại loạn muốn dừng xây dựng cung A Phòng. Đó là làm rối loạn lòng dân, nghịch lại ý vua, dám lộng quyền, tự tạo dư luận, vơ vét để đầy túi riêng và tham lam của công. Tiếp theo, Lý Tư cho rằng Triệu Cao yêu cầu bệ hạ thân chinh là muốn đẩy người vào chỗ nguy hiểm, bản thân mình thì ở lại trong thành để âm mưu nội ứng ngoại hợp, phát binh tạo phản. Cuối cùng, Trần Thắng là từ Tam Xuyên tiến đến Quang Trung, trong lúc đó Lý Do đang trấn thủ Tam Xuyên, hai bên sớm đã có âm mưu cấu kết với nhau. Nếu lần này lại đem binh mã giao cho Lý Do dẫn về Quang Trung vậy thì thế lực của phản tặc sẽ càng lớn mạnh giống như mở rộng cửa dẫn sói vào nhà.
Trước những lời lẽ xuyên tạc của Triệu Cao, hoàng thượng nổi trận lôi đình khép tội Lý Tư phạm thượng, mưu phản và truyền lệnh giam ông vào đại lao. Tần Nhị Thế không những thiên vị Triệu Cao lại còn trị tội Lý Tư, xử tử ông tại Hàm Dương. Sau khi trải qua sự việc trên, quan viên lớn nhỏ trong triều nghe tới Triệu Cao là biến sắc, không ai dám nói thật trước mặt hoàng thượng nữa. Về phần Tần Nhị Thế Hồ Hợi chán ghét triều chính và sinh nghi ngờ trước phán đoán của mình. Mấy viên đơn dược mà Thủy hoàng đế để lại trở thành bảo bối của Hồ Hợi, hắn chuyển vào sống ở Thượng Lâm Uyển và bắt đầu giấc mơ đẹp về trường sinh bất lão.
Dù thỉnh thoảng muốn trao đổi với bá quan nhưng lại bị Triệu Cao ngăn cản, vì vậy Hồ Hợi không hề bước chân ra ngoài, ngày càng sống tách biệt với thế giới. Sau cùng, Tần Nhị Thế trở thành một vị hoàng đế cô độc dưới sự thao túng của Triệu Cao. Và từ đó, Triệu Cao không còn kiêng dè gì trên Triều Đường nữa, hắn nắm toàn bộ triều chính và trở thành hoàng đế thực tế đúng nghĩa.
Hán Sở tranh hùng là bộ phim cổ trang Trung Quốc kể chi tiết về trận chiến Hán Sở. Đây là sự tranh giành quyền lực và ảnh hưởng của hai nhân vật Hạng Vũ và Lưu Bang thông qua nhiều trận quyết chiến. Tuy chỉ diễn ra mấy năm ngắn ngủi nhưng đã để lại cho người đời biết bao bài học và hình tượng nhân vật lịch sử sống động, cảm động lòng người. Rất nhiều câu chuyện trong đó trở thành thành ngữ, câu nói kinh điển đến nay vẫn được lưu truyền, ảnh hưởng tới tư tưởng và cuộc sống của người đời sau. Phim có sự góp mặt của hàng loạt diễn viên nổi tiếng như: Hà Nhuận Đông, Trần Đạo Minh, Tần Lam, Tôn Hải Anh, Lý Y Hiểu…
Phim được phát sóng lúc 22h30 hàng ngày trên THVL1.