Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Hỗ trợ cần đúng địa chỉ

 
Từ  “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho”, “ATM nhả gạo” đến gói 62.000 tỷ đồng
 
Khi Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, những người lao động tự do, có thu nhập thấp lập tức gặp khó khăn. Điều này là dễ hiểu vì nước ta vẫn có hàng triệu người lao động “ráo mồ hôi là hết tiền”. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm cách cứu trợ để những người này vượt qua khó khăn.
 
Đại bộ phận nhân dân ta vẫn còn khó khăn, vất vả nhưng vốn rộng lòng. Thế là một số người dân “lập cửa hàng” miễn phí với tên gọi “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho”. Ở đó có quần áo, bánh mỳ, thực phẩm... Ai thiếu thốn thì đến lấy một ít về dùng; ai thấy trong nhà còn thừa thì mang đến góp vào. Không ít người dùng tiền mua thực phẩm mang đến đó. Có một nhóm còn sáng tạo ra “máy ATM nhả gạo” để giúp người nghèo khó; họ đến ấn nút, lấy gạo miễn phí về thổi cơm.
 
Trước tình hình khó khăn như vậy, Nhà nước quyết định hỗ trợ một khoản tiền khá lớn là 62.000 tỷ đồng. Chính phủ dự kiến những đối tượng được hỗ trợ bao gồm: người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động bị mất việc... Nhìn chung, những đối tượng này phong phú, đa dạng và rất đông, dự kiến lên tới 20 triệu người.
 
Hãy chỉ đến lấy thực phẩm cứu trợ khi mình thực sự cần. Ảnh KT
 
Điều quan trọng nhất là hỗ trợ đúng địa chỉ
 
Chúng ta đã thấy những nghịch cảnh, nghịch lý diễn ra trong xã hội. Có một bộ phận người Việt Nam cứ thấy cái gì miễn phí, cái gì có một chút lợi lộc là xía vô kiếm chác. Điều đó đã xảy ra với chính sách nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Không ít quan chức đi xe hơi nhưng lại mua loại nhà này.
 
Còn ngay trong thời gian chống dịch Covid-19, không ít những người ăn mặc sang trọng, đi xe máy tay ga đến nhận đồ ở nơi “Ai thiếu đến lấy, ai thừa đến cho”. Và rõ nhất là đã hình thành những nhóm người đến đến “ATM nhả gạo” lấy gạo 2 đến 3 lần trong một ngày. Điều này làm buồn lòng những nhà hảo tâm.
 
Nhiều người cảnh báo gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Nhà nước cũng có nguy cơ bị một số người giàu có “chấm mút”. Họ có rất nhiều “chiêu” để kiếm tiền trong gói cứu trợ đầy tính nhân văn này. Do vậy, các cơ quan chức năng, từ lãnh đạo địa phương đến cán bộ ngân hàng cần phải cảnh giác.
 
Thực ra, để tiền, hàng cứu trợ đến đúng với các đối tượng, trước hết cần tới lòng tự trọng của con người. Phải nhận thức được rằng, Nhà nước cũng như các nhà hảo tâm muốn tiền, quần áo, thực phẩm, gạo của mình đến với những người nghèo trong lúc khó khăn; ai không khó khăn thì không nên nhận những thứ này. Vậy mà trên thực tế, nhiều người giàu muốn giàu thêm bằng cách hưởng hàng, tiền cứu trợ.
 
Người dân và truyền thông cần phê phán hiện tượng này.
 

Đàm Trọng/GĐTE

Tin liên quan