Tỉnh Hòa Bình hiện có trên 30.000 NCC với cách mạng, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho gia đình chính sách, NCC luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh quan tâm sâu sắc, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Hòa Bình có 98,1% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú. Công tác chăm sóc đời sống NCC trong tỉnh đã trở thành hoạt động chính trị, xã hội có sức lan toả và đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần và ưu đãi khác.
Năm 2015, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện chu đáo việc thăm hỏi tặng quà, chăm lo đời sống NCC, các gia đình chính sách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 tổng số trên 45.000 suất quà, với kinh phí 9.245 triệu đồng. Ngoài quà của Chủ tịch nước và của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tặng 3.774 suất quà cho NCC với kinh phí bằng 734 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hoà Bình.
Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng đã thực hiện tốt công thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng y khoa giám định chất độc hóa học (CĐHH) đối với 810 người. Quyết định cho người và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) 647 người; quyết định cho 27 thân nhân hưởng tuất CĐHH; giải quyết mai táng phí CĐHH 94 người; mai táng phí cho 36 là thanh niên xung phong, 399 người là cựu chiến binh, đối tượng theo Quyết định 62, Quyết định 290; 115 thân nhân liệt sĩ từ trần; quyết định hưởng trợ cấp ưu đãi Bà mẹ Việt Nam anh hùng 34 người; đề nghị mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến (HĐKC) từ trần 363 người. Quyết định hưởng trợ cấp Vợ liệt sĩ tái giá 76 người; làm thủ tục cấp đổi lại 370 bằng Tổ quốc ghi công. Đề nghị suy tôn liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công 5 hồ sơ; thực hiện trợ cấp ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con của NCC 220 lượt với tổng kinh phí 1.500 triệu đồng; thẩm định và giải quyết trợ cấp một lần đối với 1.173 thanh niên xung phong trong kháng với tổng kinh phí 5.035 triệu đồng. Thực hiện trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng đối với 245 người với tổng kinh phí 420 triệu đồng.
Ngoài ra, Hòa Bình cũng thực hiện công tác điều dưỡng đối với 3.291 NCC. Ngoài ra đã đón và phục vụ điều dưỡng 208 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và 550 người có công các tỉnh lân cận.
Viếng nghĩa trang liệt sĩ dịp 27/7.
Các phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được phát động và triển khai có hiệu quả. Đã đã vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 5.310 triệu đồng (Cấp tỉnh 743 triệu đồng; cấp huyện 4.567 triệu đồng). Từ quỹ đền ơn đáp nghĩa và huy động khác các huyện, thành phố đã hỗ trợ xây mới 54 nhà tình nghĩa, kinh phí 1.996 triệu đồng, trao tặng 142 sổ tiết kiệm 89,7 triệu đồng. Có 110 hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở kinh phí 1.909 triệu đồng (cấp tỉnh hỗ trợ: 51 nhà, kinh phí 765 triệu đồng; cấp huyện và các chương trình khác hỗ trợ 59 nhà kinh phí 1.144 triệu đồng). Có 98% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng, ngành LĐ-TB&XH Hoà Bình đã xác định phải hoàn thành tốt nhiệm vụ như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 chỉ rõ: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với NCC, đảm bảo cho các hộ chính sách đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của người dân trên cùng địa bàn nơi cư trú”. Muốn vậy cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách NCC. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi NCC, tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng hồ sơ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho NCC và thân nhân.