Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Lâm Đồng chỉ còn hơn 9.000 hộ nghèo

 

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho sản xuất chăn nuôi góp phần ổn định đời sống của nhiều hộ dân. Ảnh L.Hoa


Từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,9%, trong đó, tỷ lệ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 4,8%. Đến năm 2020, phấn đấu đưa huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ; không còn xã nào có trên 15% hộ nghèo, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn xã có trên 20% hộ nghèo; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trong tỉnh đến cuối năm 2020 tăng 1,5 lần so với 2015; mỗi năm có ít nhất 20% hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia dự án thoát nghèo…


Theo ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; công khai, minh bạch trong rà soát hộ nghèo.


Đồng thời, triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách giảm nghèo chung (y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, nhà ở…) nhằm từng bước cải thiện điều kiện sống, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm nghèo nhất, đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn; Lồng ghép hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất tại các vùng nghèo của tỉnh; Lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới với chương trình giảm nghèo bền vững; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách của chương trình giảm nghèo; Lấy ý kiến người nghèo, cán bộ xã, thôn trong trong đánh giá chính sách, điều chỉnh kịp thời các chính sách địa phương; gắn giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.


Đặc biệt, huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân; chú trọng kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Châu Anh/TC GĐ&TE

Tin liên quan