Các thông tin được thu thập trong khảo sát mức sống năm 2020 gồm: Thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tham gia các chương trình trợ giúp của hộ dân cư và các thành viên trong hộ và một số đặc điểm của xã.
Về mức thu nhập, kết quả khảo sát cho thấy, mức thu nhập bình quân một người trong tháng của cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,23 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019.
Năm 2020, thu nhập bình quân một người trong tháng ở khu vực thành thị đạt 5,53 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn.
Phân tích theo thu nhập các nhóm hộ cho thấy, nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân một người trong tháng là 9,1 triệu đồng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất).
Về phân bố khu vực, vùng có thu nhập đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 6,023 triệu đồng/người/tháng), cao gấp 2,2 lần vùng có thu nhập bình quân.
Vùng Đông Nam Bộ cũng luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất (xấp xỉ 3,9 triệu đồng/người/tháng). Trong khi đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất (tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng).
Ngoài ra mức tăng chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2020 chỉ tăng 5% so với 2018 trong khi vùng Đông Nam Bộ tăng tới 17,3% so với năm 2018.
Trong tổng thu nhập năm 2020, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 55,3%, thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11,2%, thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,9%, thu khác chiếm 10,6%.
Cơ cấu thu nhập qua các năm đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, trong đó tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản ngày càng giảm, kết quả này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu trong việc làm.
Đánh giá về tác động của Covid-19 tới thu nhập, kết quả khảo sát cho thấy, người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong năm 2020, có thể thấy rõ qua mức chi tiêu năm 2020 tăng chậm hơn so với thời kỳ trước. Năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần. Vùng Đông Nam Bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất (xấp xỉ 3,9 triệu đồng/người/tháng). Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất (tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng). Ngoài ra mức tăng chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2020 chỉ tăng 5% so với 2018 trong khi vùng Đông Nam Bộ tăng tới 17,3% so với năm 2018.
Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2020 là 4,8%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều ở nông thôn là 7,1%, cao hơn nhiều ở khu vực thành thị là 1,1%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có Nhà kiên cố, 49.7 Nhà bán kiên cố, 45.9 Nhà thiếu kiên cố, 3.2 Nhà đơn sơ, 1.2 7 tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (14,4%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (11% và 6,5%). Vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%).
Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gặp không ít khó khăn, thách thức do vừa phải chống dịch vừa phải đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù thu nhập của dân cư có giảm so với năm 2019 nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết.