Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Ngành LĐTBXH quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020


“Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” 
 
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng, trong bối cảnh đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020, toàn ngành cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; quán triệt phương châm hành động của Chính phủ và tiếp tục phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” với 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành là: 
 
(1) Tập trung cho công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, người có công và xã hội (LĐ, NCC và XH) bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế. 
 
(2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. 
 
(3). Tạo lập đầy đủ, đồng bộ các yếu tố và điều kiện cơ bản để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ với các loại thị trường khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
 
(4). Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 
 
(5). Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về LĐ, NCC và XH.
 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trao đổi bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ LĐ, NCC và XH năm 2020. 
 
Các nhiệm vụ và giải pháp chính cần tập trung thực hiện
 
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ LĐ, NCC và XH năm 2020, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện để hoàn mục tiêu năm 2020, bao gồm: 
 
Một là: Hoàn thiện, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi (sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thi hành lĩnh vực LĐ, NCC và XH. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật về LĐ, NCC và XH.
 
Hai là: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; thực hiện các giải pháp đột phá mạnh mẽ, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; kết nối đồng bộ giữa đào tạo với giải quyết việc làm trong nước và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
 
Ba là: Tạo lập đầy đủ, đồng bộ các yếu tố và điều kiện cơ bản để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của thị trường lao động, hình thành một thị trường lao động hiện đại, thông suốt và hội nhập, đi đôi với tăng cường, nâng cao vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết cung - cầu trên thị trường; chú trọng công tác dự báo, cung cấp thông tin, kết nối cung - cầu nhân lực trong cả nước gắn với thị trường lao động quốc tế và khu vực ASEAN. 
 
Bốn là: Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật về lao động - tiền lương. Mở rộng diện bao phủ, phát triển đối tượng tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Làm tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
 
Năm là: Thực hiện đầy đủ, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 
 
Sáu là: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Tổ chức tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. 
 
Bảy là: Tiếp tục đổi mới công tác trợ giúp xã hội; phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, bền vững, không bao cấp tràn lan. 
 
Tám là: Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu, đề xuất chọn năm 2020 là “Năm vì trẻ em”. 
 
Chín là: Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Triển khai các hoạt động nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. 
 
Mười là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ điều trị cai nghiện; Tăng cường quản lý địa bàn, không để tệ nạn mại dâm gây bức xúc xã hội; xây dựng mô hình phòng ngừa, trợ giúp làm giảm tổn thương, phòng và chống lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. 
 
Mười một: Thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách hành chính, nhất là về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực LĐ, NCC và XH. Nâng cấp Cổng dịch vụ công của Bộ. Tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Bộ, Ngành. 
 
Mười hai: Nâng cao hiệu quả và tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật về LĐ, NCC và XH. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 
 
Mười ba: Chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Triển khai thực hiện các hoạt động của Bộ trong năm Chủ tịch ASEAN, đặc biệt các hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020. Triển khai các thỏa thuận quốc tế đã ký kết và tăng cường vận động, thu hút nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế phục vụ việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 
 
Mười bốn: Đẩy mạnh truyền thông, chủ động cung cấp và tiếp nhận thông tin về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực LĐ, NCC và XH theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả. 
 
Mười lăm: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp và các địa phương nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện và hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ về LĐ, NCC và XH. 
 

Trí Đức/GĐTE

Tin liên quan