Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Nhỏ thuốc thông cống vào mắt vì muốn được mù

Một căn bệnh tâm lý kỳ lạ đã khiến một phụ nữ 30 tuổi ở tiểu bang Bắc Carolina, Mỹ nhỏ thuốc thông cống vào mắt để có thể thực hiện được mong muốn mù lòa.

 

Jewel Shuping được chẩn đoán bị mặc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID), một triệu chứng khiến những người có thân thể toàn vẹn tin rằng họ đáng ra phải tàn tật.

 

Mù lòa hấp dẫn Jewel từ khi còn bé.


Jewel kể rằng mù lòa hấp dẫn cô từ khi còn là một đứa trẻ. "Từ những năm tôi mới có 3, 4 tuổi, mẹ đã bắt gặp tôi lang thang trong nhà khi trời đã tối đèn," cô kể, "Khi lên 6, ý nghĩ được mù khiến tôi cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu".

Khi mẹ kể rằng ánh sáng mặt trời có thể làm hỏng mắt, Jewel bỏ ra hàng giờ liền chỉ để nhìn chằm chằm vào mặt trời. Tuổi teen của cô dành để đeo kính đen và cô có cây gậy của người mù khi lên 18. Trước tuổi 20, cô đã sử dụng thành thạo chữ braille.

Mong muốn được biến giấc mơ của mình trở thành hiện thực, Jewel tìm đến một bác sĩ tâm lý có thể thông cảm và giúp cô. Năm 2006, Jewel được nhỏ thuốc tê cho mắt theo sau chính là thuốc thông cống. Mặc dù rất đau đớn nhưng Jewel vẫn luôn tự trấn an bản thân rằng "Mình sắp được mù, mọi chuyện sẽ ổn thôi."

 

Jewel nhỏ thuốc thông cống vào mắt để được mù.


Tuy nhiên thuốc thông cống không mang lại hiệu quả ngay tức thì nên các bác sĩ từng cố cứu lấy đôi mắt của Jewel, bất chấp sự phản kháng của cô.

"Tôi muốn phát điên lên được khi mở mắt ra và vẫn có thể nhìn thấy cái tivi," cô kể.

Nhưng những tổn thương quá nặng nề đã lấy đi ánh sáng của Jewel sáu tháng sau đó.

Gia đình Jewel đã từ bỏ cô và cắt đứt mọi liên lạc sau khi biết chuyện. Tuy nhiên Jewel cho biết cô không hối hận và muốn giúp những người mù khác có được một cuộc sống tự lập.

 

Gia đình Jewel đã từ bỏ cô sau khi biết chuyện.


 Jewel hi vọng câu chuyện của cô có thể nâng cao nhận thức về BIID và khuyến khích những người có cùng rối loạn tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp thay vì tự tổn hại bản thân. Cô hi vọng không có ai phải thực hiện giấc mơ mù lòa như cô và có lẽ một ngày nào đó, y học sẽ có liệu pháp điều trị cho rối loạn BIID.

 

Jewel cho biết cô không hối hận vì những quyết định của mình.


"Tôi hiểu tại sao sẽ có người nổi giận khi thấy ai đó tự làm hại bản thân và nghĩ rằng đây chỉ là một trò bày ra để lấy bảo hiểm xã hội," Jewel tâm sự, "Nếu có ai đó nói rằng tự làm mình bị mù là ích kỷ, tôi sẽ trả lời rằng từ chối điều trị cho người bị rối loạn cũng là ích kỷ. Đây không phải là một lựa chọn, đó là nhu cầu cần thiết gây ra bởi rối loạn trong não."