Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phân tán rủi ro trong mô hình P2P Lending

Trong 2 năm trở lại đây, kênh đầu tư P2P Lending được nhiều nhà đầu tư biết đến như một kênh đầu tư đầy tiềm năng. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… các nhà đầu tư có xu hướng bắt đầu phân bổ khoản đầu tư cho kênh P2P Lending bên cạnh các hình thức đầu tư truyền thống. Mô hình P2P Lending cũng đặc biệt có sức hút đối với giới văn phòng trong bối cảnh lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch Covid.

Làm thế nào để quản trị rủi ro là điều mà mọi Nhà đầu tư quan tâm

P2P Lending là mô hình cho vay ngang hàng, trong đó, các công ty P2P lending là trung gian tạo ra sự kết nối giữa Nhà đầu tư và Người huy động vốn thông qua nền tảng công nghệ số. Nhà đầu tư đầu tư vào P2P lending sẽ đạt được tỷ lệ sinh lời khá cao do mô hình P2P Lending đã loại bỏ hết các khâu trung gian, giảm thiểu rất nhiều chi phí.Trong khi mức lãi suất huy động tiền gửi hiện nay tại các ngân hàng đang giảm mạnh, chỉ dao động từ 3-7% tùy theo kỳ hạn thì lãi suất đầu tư qua P2P Lending thường ở mức rất cao 14-17%/năm.

Tuy nhiên, đi cùng với mức lãi suất hấp dẫn như vậy, đầu tư vào P2P lending cũng có những rủi ro nhất định. Bởi vậy, khi đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi ra quyết định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending và hiện tượng các công ty “P2P trá hình” cũng đã xuất hiện.

Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên tìm hiểu các doanh nghiệp P2P có khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin về đối tượng cần vay vốn một cách tối ưu. Một số Công ty P2P lending đặt mục tiêu rất rõ ràng: chỉ cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tin cậy. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Lendbiz - một sàn P2P chỉ kết nối cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh rõ ràng và được thẩm định kỹ trước khi đăng lên sàn.

Sau khi đã lựa chọn được Công ty P2P Lending uy tín, bước tiếp theo, nhà đầu tư cần lựa chọn đầu tư từ danh mục được cung cấp bởi sàn P2P. Tại Lendbiz cho phép nhà đầu tư có quyền truy cập thông tin để quản lý và lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp. Nhà đầu tư có thể tham gia nhiều khoản huy động để phân tán rủi ro, tránh “để trứng vào cùng một rổ”. Nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, Lendbiz còn đưa ra các khuyến cáo tỷ lệ đầu tư vào từng mã huy động vốn.     

Đa dạng hóa các danh mục đầu tư và không nên bỏ trứng cùng 1 giỏ là một trong những kỹ năng mà Nhà đầu tư cần biết

Chuyên gia John Neff cũng từng khuyên các nhà đầu tư nên đa dạng hoá, chia phần tài sản của mình ra. Điều này có nghĩa là phân chia số tiền của mình trong nhiều khoản đầu tư với những tỷ lệ khác nhau. Thực tế, có một số nhà đầu tư đã thực hiện ngược lại, tức là “Bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Họ lập luận rằng “phân chia quá nhiều khoản đầu tư sẽ có xu hướng làm giảm lợi nhuận đạt được”. Ví dụ Bạn có 100 triệu, nếu đầu tư vào 1 khoản huy động 12 tháng có mức lãi suất 16%/ năm, sau 1 năm bạn sẽ thu về 16 triệu tiền lãi. Nếu bạn đầu tư 100 triệu đó vào 5 – 6 khoản huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau, số tiền lãi bạn thu về cuối năm sẽ khác con số 16 triệu.

Tuy nhiên, đặt ngược lại vấn đề, nếu trong trường hợp không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp huy động vốn chậm trả, thì trường hợp một sẽ rủi ra hơn trường hợp hai.

Thực tế chỉ ra rằng, nguyên tắc “Bỏ trứng vào nhiều giỏ” không sai, nhưng để đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng, nhà đầu tư cần vận dụng nguyên tắc này một cách linh hoạt. Tùy vào tổng tài sản của mình, cùng với kiến thức về đầu tư mà lựa chọn “các giỏ” tốt nhất để “bỏ trứng” vào.


Lendbiz – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực P2P Lending được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn

Ông Nguyễn Việt Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lendbiz đưa ra lời khuyên rằng: Ban đầu, khi mới tham gia đầu tư vào P2P Lending, nhà đầu tư nên tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc các nhà đầu tư trước đó. Đồng thời cũng cần xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tốt. Hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư 100 triệu, bạn hãy đầu tư vào 5 công ty đăng ký huy động vốn trên sàn, mỗi công ty thuộc một ngành khác nhau và bạn sẽ được đầu tư 20 triệu cho mỗi Công ty. Bạn đừng cố chọn thêm công ty, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã định cho 5 Công ty bạn đã chọn. Theo thời gian bạn sẽ điều chỉnh và lựa chọn ra được danh mục đầu tư tốt nhất cho bản thân. Cùng với quá trình xây dựng danh mục đầu tư tốt, nhà đầu tư cần giữ liên hệ thường xuyên với Công ty P2PLending mà mình đầu tư vào.

“Hiện tại các Công ty P2P Lending như Lenbiz đều thực hiện tự động gửi thông báo tới Nhà đầu tư khi có sự thay đổi. Chỉ cần làm tốt các việc trên, Nhà đầu tư chắc chắn sẽ hạn chế được rủi ro và đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng với mô hình P2P Lending”, Người sáng lập Lendbiz khẳng định.

Là những người "khai thương mở cõi" cho lĩnh vực P2P Lending tại thị trường Fintech Việt Nam, Lendbiz sở hữu đầy đủ kinh nghiệm - kiến thức - kỹ năng để đưa tới cho các nhà đầu tư, những người vay vốn gói giải pháp tài chính hiệu quả và an toàn nhất. Với vai trò là người kết nối, Lendbiz tạo ra một "sân chơi" giao thương tài chính, giúp nhà đầu tư và người huy động vốn có phương tiện, cơ sở để kết nối, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra giá trị, lợi ích cho cả hai bên, đồng thời tạo sự phát triển bền vững cho xã hội. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending và hiện tượng các công ty “P2P trá hình” cũng đã xuất hiện. Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên tìm hiểu các doanh nghiệp P2P có khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin về đối tượng cần vay vốn một cách tối ưu.

Hiếu Minh / TC Gia đình & Trẻ em