Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phòng lao động thương binh và xã hội Nghĩa Đàn (Nghệ An): Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Nghĩa Đàn là một địa phương có điểm xuất phát thấp, năm 2007, huyện Nghĩa Đàn được điều chỉnh tách thị trấn huyện và bảy xã vùng trung tâm để thành lập thị xã Thái Hòa. Đến nay, huyện Nghĩa Đàn có 24 xã và một thị trấn. Sau chia tách, Nghĩa Đàn gần như trở lại điểm xuất phát của một huyện miền núi nghèo với cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không đồng bộ. Ban Thường vụ Huyện ủy trăn trở tìm hướng đi ngắn nhất để bứt phá phát triển. Nghĩa Đàn đã tìm cách phát huy lợi thế phát triển, xây dựng các mô hình sản xuất mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, khai thác tiềm năng, lợi thế. Phòng LĐTB&XH là một cánh tay đắc lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo vươn lên phát triển xứng tầm của Nghĩa Đàn.

 

Trụ sở UBND huyện Nghĩa Đàn.


Huyện Nghĩa Đàn nằm phía tây bắc tỉnh Nghệ An, có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 48, quốc lộ 15 A, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Ngay từ đầu năm, ông Lê Hồng Sơn chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã quán triệt đến các Phòng, ban : Phải thúc đấy kinh tế huyện nhà ngày càng đi lên, người già, trẻ em phải ăn no, mặc ấm. Đặc biệt đồng bào vùng sâu, vùng xa phải có công việc làm, quan tâm hơn nữa những gia đình chính sách, người có công với cách mạng…

Từ những quyết tâm của các phòng, ban, đặc biệt Phòng lao động thương binh xã hội đã vào cuộc. Phối hợp với các cơ sở dạy nghề và các trường tổ chức day nghề cho 1.624 người lao động. Trong đó cao đắng nghề 114 người, trung cấp nghề 146 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 1364 người.

Để thúc đẩy, phát triển kinh tế huyện Nghĩa Đàn đã giới thiệu 9 đơn vị, 3 công ty tuyển dụng lao động làm việc trong nước về 25 xã thị trấn phối hợp tuyển dụng lao động. Giải quyết vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách với tổng số tiền 13,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm mới cho 1.822 lao động, trong đó xuất khấu là 431 người.

Công tác bảo trợ xã hội, cấp phát 90.180 kg gạo cứu trợ cho nhân dân trong dịp tết Nguyên đán. Chi trả trợ cấp thường xuyên 6 tháng đầu năm 2015 cho 3.952 đối tương BTXH với số tiền là 5.384.340.000 đồng. Xét duyệt và cấp giấy  chứng nhận khuyết tật cho 69 trường hợp. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 2.348  đối tượng chính sách , bảo trợ xã hội dịp tết Nguyên đán với tổng số tiền 1.204.200.000.

 Thực hiện các chế độ chính sách người có công với cách mạng, tiếp nhận , xét duyện 115 hồ sơ đối tượng người hoạt đông kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, làm thủ, giới thiệu cho 35 đối tượng đi giám định thương tật. Xết duyệt chế độ ưu đãi giáo dục cho 22 trường hợp với số tiền 237 triệu đồng. Tổ chức 634 trường hợp đi điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà. Cho trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên 6 đầu năm cho 1.609 người với tổng số tiền 13.932.088.000 đồng. Chi trả mai táng phí một lần cho đối tượng có công với cách mạng với số tiền 537.872.000 đồng. Tăng cường bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Tổ chức tháng hành động với trẻ Phòng cũng đã xúc tiến một cách mạnh mẽ. Tặng 5 máy xấy bát địa, 35 máy lọc nước sạch, tặng 180 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo trợ trẻ em đi khám chữa bệnh vời số tiền hơn 500 triệu đồng.

Về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong 6 tháng đầu năm đã triển khai các mô hình “ Hộ trợ phụ nữ có việc làm, khởi sự phát triền doanh nghiệp”, tổ chức tập huấn cho 30 chị em phụ nữ thuộc chương trình của dự án, xây dựng phóng sự chuyên đề, các án phấm nhằm quảng bá sản phẩm của mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của phụ nữ xã Nghĩa Lâm và xã Nghĩa Sơn.

Về Nghĩa Đàn hôm nay mới thấy sự đổi thay lên các làng bản, nhà nhà mái ngói tường xây, xe cộ đi về rộn ràng. Mới chia tách huyện lỵ được 6-7 năm vậy mà Nghĩa Đàn đã có những bước nhảy vọt về kinh tế.