Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Quảng Ngãi: 100 % hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tìm việc

Dân sinh
Dân sinh

Trong năm 2024, Quảng Ngãi có 100% huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng.

Tính đến đầu năm 2025, Quảng Ngãi có 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Tối thiểu 259/200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công. 12/200 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo nghề cơ bản và ngoại ngữ, có 78/100 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trên lĩnh vực y tế, 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống còn 33,90%, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống còn 33,80%. Về giáo dục, đào tạo: Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 94,34%. Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 40%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 20%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

Quảng Ngãi: 100 % hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tìm việc - 1
Quảng Ngãi đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo

Đối với các huyện miền núi việc giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng đang gặp nhiều khó khăn. Bởi, các hộ dân trên địa bàn hầu hết không mua sắm tài sản trong nhà, đối với thẻ bảo hiểm y tế hầu hết các hộ dân được ngân sách nhà nước đóng nhưng theo quy định các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng mua bảo hiểm y tế vẫn thuộc diện thiếu hụt bảo hiểm y tế. Một số chỉ số thiếu hụt xã hội cơ bản được rà soát thống kê (nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin) nhưng dự án, chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo chung chưa tác động trực tiếp, bao phủ để giải quyết các chỉ số thiếu hụt nên kết quả thực hiện còn hạn chế. 

Mục tiêu trong năm 2025 là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa; theo phương châm đến từng hộ gia đình. 

Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thật sự đã có hiệu quả trong thực tế, các mô hình phải có đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường. Đổi mới phương thức hỗ trợ hộ nghèo, chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhu cầu của hộ nghèo, hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tiền hoặc hiện vật.

Đông Hải

Tin liên quan