
Những kết quả khả quan
Trong lĩnh vực việc làm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 31.077 lao động (đạt 119,5% kế hoạch), tăng 9,5% so với cùng kỳ, xuất khẩu lao động cho 391 người, đạt 130,3% kế hoạch (số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 305 người, vừa học vừa làm tại Đài Loan 86 người). Tỉnh đã tư vấn việc làm cho 18.319 lượt lao động; giới thiệu và cung ứng 1.142 lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh; tư vấn cho 212 người có nhu cầu đăng ký tham gia xuất khẩu lao động; tổ chức 27 Phiên giao dịch việc làm (15 phiên lưu động) với 242 đơn vị; tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 3.917 lượt người; tiếp nhận và giải quyết 7.219 hồ sơ đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; cấp mới 16 giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép cho 2 người lao động nước ngoài.
Tỉnh cũng đã tổ chức tư vấn, hướng dẫn trực tiếp và qua điện thoại cho gần 100 lượt người lao động và doanh nghiệp về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hợp đồng lao động; tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 70 đại biểu là thành viên Hội đồng trọng tài lao động và Hòa giải viên lao động của các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp phòng LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 15 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho hơn 900 lượt người lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Xác định vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, ngay từ đầu năm 2019, tỉnh đã xây dựng và triển khai công tác đào tạo nghề năm 2019; phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Đề án “Sáp nhập các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”; thẩm định hồ sơ đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, triển khai cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cơ sở theo quy định; đề nghị các cơ sở DGNN tổ chức đánh giá xếp loại nhà giáo GDNN theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức tổ chức Hội thảo Giải pháp cải thiện nâng cao chỉ số đào tạo lao động trong PCI tỉnh Sóc Trăng... Kết quả, trong năm 2019, toàn tỉnh tuyển sinh và đào tạo được 15.917 người (trong đó, trình độ cao đẳng 528 người, trung cấp 616 người, sơ cấp 3.561 người, dưới 3 tháng 5.900 người, kèm cặp - truyền nghề - tập nghề 5.312 người), đạt 122,44% kế hoạch; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 59%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 54%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 27%.
Thực hiện chính sách ưu đãi người có công, trong năm 2019, Sóc Trăng đã tiếp nhận, xét duyệt và giải quyết chế độ chính sách cho 770 hồ sơ mai táng phí; quyết định trợ cấp hàng tháng 30 trường hợp CĐHH, 2 trường hợp tuất từ trần, 1 trường hợp hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy; trợ cấp một lần cho 107 trường hợp theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg, 19 trường hợp HĐKC, 18 trường hợp CCCM, 15 trường hợp thân nhân Mẹ Việt Nam Anh hùng; Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 210 trường hợp; thu hồi trợ cấp thương binh 2 trường hợp; giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa khám giám định 22 trường hợp; cấp lại giấy chứng nhận các loại 276 trường hợp. Ra quyết định cấp dụng cụ chỉnh hình 6 trường hợp; trợ cấp ưu đãi giáo dục 1 trường hợp, tiếp nhận hồ sơ tỉnh khác chuyển đến 37 trường hợp, chuyển hồ sơ đi tỉnh khác 79 trường hợp.
Đến nay, toàn tỉnh đã vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được hơn 140 tỷ đồng, trung ương hỗ trợ hơn 255 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đã xây dựng mới và sửa chữa được 17.221 căn nhà tình nghĩa với kinh phí hơn 652 tỷ đồng. Riêng năm 2019, với sự quan tâm đặc biệt của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Hội đồng hương Sóc Trăng tại TP.HCM, đã vận động các doanh nghiệp đóng góp ủng hộ vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh, với số tiền gần 15 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa 442 căn nhà tình nghĩa; qua đó, góp phần giúp tỉnh nhà hoàn thành dứt điểm công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn. Lập thủ tục đề nghị cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 21 trường hợp liệt sĩ; Tiếp nhận và chuyển các huyện, thị xã, thành phố trao cho gia đình liệt sĩ 417 Bằng Tổ quốc ghi công cấp lại theo đề nghị.
Trong năm 2019, các chương trình, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 trên địa bàn toàn tỉnh, hộ nghèo giảm 3,49%, số hộ nghèo còn lại là 15.890 hộ (chiếm tỷ lệ 4,91%); hộ cận nghèo giảm 0,64%, số hộ cận nghèo còn lại là 36.313 hộ (chiếm 11,23%).

Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2020, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu giải quyết việc làm mới khoảng 26.000 lao động, trong đó, xuất khẩu lao động cho 300 lượt người; tổ chức đào tạo nghề cho 13.000 lao động; phấn đâu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 còn dưới 3% (trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer dưới 10%); tập trung thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công, chính sách trợ giúp đối tượng thuộc ngành quản lý và thực hiện.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức thông tin, truyền thông về các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội. Tư vấn việc làm trong nước, ngoài nước cho người lao động; giới thiệu và cung ứng lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn lao động có nhu cầu đăng ký tham gia xuất khẩu lao động; giới thiệu cung ứng lao động dự tuyển các thị trường lao động nước ngoài; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Tập trung rà soát, sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở GDNN đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (trung cấp, cao đẳng), đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, nhất là các ngành, nghề phục vụ phát triển kinh tế biển, thuộc các lĩnh vực khuyến khích kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; các ngành, nghề trọng điểm được Trung ương đầu tư phát triển theo cấp độ khu vực ASEAN và cấp độ quốc gia. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ nhà giáo của các cơ sở GDNN; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý GDNN có năng lực, trình độ, kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp các đơn vị có liên quan đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ (về phát triển sản xuất, tín dụng …) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ động phòng ngừa tiến tới loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời trợ giúp, tạo cơ hội để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
PV/TC GĐ&TE