Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Sự khác nhau và những tác dụng bất ngờ của cơm trắng và cơm gạo lứt

Thanh Nhung
Thanh Nhung

Mỗi loại cơm từ các loại gạo khác nhau sẽ có sự khác nhau về dinh dưỡng. Dưới đây là những giải đáp cơm có chất dinh dưỡng gì khi nấu bằng gạo trắng hoặc gạo lứt, 2 loại gạo được sử dụng phổ biến.

Sự khác nhau và những tác dụng bất ngờ của cơm trắng và cơm gạo lứt - 1
Gạo trắng và gạo lứt có không chỉ khác biệt hình dáng, màu sắc, hương vị mà còn có sự chênh lệch về giá trị dinh dưỡng (Ảnh minh họa: TNI).

Sự khác nhau giữa gạo trắng và gạo lứt

Gạo trắng và gạo lứt có không chỉ có khác biệt hình dáng, màu sắc, hương vị mà còn có sự chênh lệch về giá trị dinh dưỡng.

Về kết cấu, hạt gạo trắng đã được thực hiện chà sát để loại bỏ lớp cám xơ và mầm gạo nên hạt gạo có màu trắng ngà, khi nấu cơm thành phẩm sẽ có độ dẻo, độ ẩm nhất định. Ngược lại, hạt gạo lứt được giữ nguyên vỏ cám và mầm khiến cơm khi nấu thường khô và tơi cũng như độ xốp ít hơn so với cơm gạo trắng. 

Ngoài ra, cơm gạo trắng mùi thơm béo, vị ngọt hơn so với gạo lứt. Đồng thời khi ăn gạo lứt sẽ có cảm giác khô, cứng hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù cả hai loại gạo này không có sự chênh lệch nhiều về lượng calo và carbohydrate, tuy nhiên về các thành phần khoáng chất thì gạo lứt có nhiều lợi thế hơn.

Đầu tiên có thể kể đến về hàm lượng chất xơ của gạo lứt cao gấp 4 lần so với gạo trắng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với người ăn kiêng, người bị tiểu đường, người muốn giảm cân,... Đồng thời nhóm khoáng chất, vitamin có trong gạo lứt cũng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Về giá cả thì gạo lứt cũng có giá thành cao hơn so với gạo trắng. Vì thế, mặc dù có giá trị dinh dưỡng tốt hơn nhưng điều này cũng khiến nhiều người cân nhắc khi sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng thông thường. 

Sự khác nhau và những tác dụng bất ngờ của cơm trắng và cơm gạo lứt - 2
Vai trò của cơm trong khẩu phần ăn rất quan trọng, cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày (Ảnh minh họa: TNI).

Tác dụng bất ngờ đến từ cơm trắng:

 Cơm trắng giúp kiểm soát huyết áp

Vai trò của cơm trong khẩu phần ăn rất quan trọng. Trong bữa ăn lành mạnh chúng ta phải cung cấp tối thiểu 50gr bột đường và carbohydrat (cơm) để nuôi dưỡng cơ thể. Lý do, hệ thần kinh trung ương của con người bắt buộc phải sử dụng glucoxit để duy trì hoạt động.

Có nhiều loại gạo trắng với hương vị, độ dẻo, giá thành khác nhau nhưng khá tương đương về giá trị dinh dưỡng sau khi nấu. Ngoài cung cấp cho hoạt động của cơ thể và bộ não, cơm còn giúp kiểm soát huyết áp. Do vậy, những người bị cao huyết áp được khuyến cáo không nên bỏ bữa.

Tạo ra năng lượng cho cơ thể

Trong 100g cơm trắng cung cấp các chất dinh dưỡng gồm: 205 calo, 28g carbohydrate, 4g protein, 0,6g chất xơ, 0,4g chất béo. Hơn thế nữa, trong một chén cơm có nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết như natri, canxi, kali,…

Dựa trên thông tin dinh dưỡng từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) có thể thấy cơm là nguồn cung thiết yếu để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày.

Cơm trắng hiện đang chiếm tới 1/5 tổng lượng calo tiêu thụ trên toàn cầu, chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để hoạt động và sinh hoạt nguyên ngày.

Việc ăn cơm trắng vừa đủ là cách cung cấp vitamin B và tăng cường năng lượng cho cơ thể một cách đơn giản nhất.

Cơm trắng mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có thể là tác nhân gây tăng cân và làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết đối với những người bị tiểu đường. Vì vậy, nếu muốn kiểm soát, chúng ta sử dụng gạo lứt hoặc gạo nguyên hạt.

Cải thiện đường ruột kết

Do chứa hàm lượng tinh bột kháng cao, vì thế cơm trắng được xem là “công thức vàng” nhằm giúp hỗ trợ và cải thiện về đường ruột kết khá hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh bột kháng trong cơm gạo trắng có thể tạo thành axit béo lành tính giúp nâng cao và cải thiện tình trạng của ruột kết.

Bên cạnh đó, cơm trắng còn giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng và làm đường tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn.

Giúp xương chắc khỏe

Gạo trắng còn có chứa cả mangan - chất dinh dưỡng giúp việc hấp thụ canxi khá tốt. Do đó, ăn cơm trắng thường xuyên cũng giúp hệ thống xương của cơ thể con người trở nên chắc khỏe.

Sự khác nhau và những tác dụng bất ngờ của cơm trắng và cơm gạo lứt - 3
Thường xuyên ăn cơm trắng, lâu lâu thay đổi bữa cơm gạo lứt cũng là lựa chọn hoàn hảo (Ảnh minh họa: ITN).

Nên chọn cơm trắng hay cơm gạo lứt?

Ngoài câu hỏi cơm có chất dinh dưỡng gì thì thắc mắc nên ăn cơm trắng hay cơm gạo lứt cũng được nhiều người quan tâm. Vậy nên chọn dùng loại cơm nào để tốt cho sức khỏe?

Gạo trắng phù hợp sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Loại gạo này phù hợp cho người mắc bệnh lý về thận cũng như đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Bởi vì gạo trắng ít chất xơ giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.

Gạo lứt giúp hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ cao giúp no lâu, hạn chế thèm ăn. Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng giúp kiểm soát đường huyết tối ưu. 

Đồng thời, đây cũng là thực phẩm giúp giảm thiểu tình trạng cholesterol, mỡ máu, hạn chế nguy cơ đột quỵ, táo bón, béo phì,...

Như vậy, cơm trắng hay cơm gạo lứt đều có những lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Vì thế, người dùng nên cân nhắc tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện tài chính để chọn loại thực phẩm phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. 

Trước đây chúng ta ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3-4 bát nhưng số lượng người mắc tiểu đường ít hơn hiện nay, bởi thời đó con người hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt. 

Ngày nay, mỗi người có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.

Không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường mà cần xem lại cách ăn hàng ngày đã hợp lý chưa. 

Ví dụ, khuyến cáo người trưởng thành ăn 200g quả chín mỗi ngày, nhưng có người ăn ít cơm hoặc thậm chí không ăn cơm, thay vào đó tăng lượng quả chín lên, đó cũng là nguồn nạp đường vào cơ thể.