.Việt Nam từng đăng cai tổ chức APEC năm 2006 rất thành công
Thành viên các bộ, ngành, lãnh đạo địa phương
Các thành viên Ủy ban Quốc gia gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung; Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng; Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái; Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp; Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà; Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh; Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc; Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ; Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm.
Lãnh đạo 21 nền kinh tế tại APEC Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014
Căn cứ thực tế và xét yêu cầu của tính chất công việc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh thành viên là lãnh đạo các cơ quan, địa phương liên quan.
APEC 2017 có 5 Tiểu ban
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hòa, đôn đốc và phối hợp việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam trong năm 2017 và trong quá trình chuẩn bị của các cơ quan, địa phương liên quan.
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 bao gồm 5 Tiểu ban: Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Vật chất và Hậu cần; Tiểu ban An ninh và Y tế; Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa; Tiểu ban Lễ tân.Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, thể hiện quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Thủ đô Hà Nội lại được vinh dự đăng cai APEC 2017
Các hoạt động APEC 2017 có ý nghĩa thiết thực tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tạo thêm nhiều cơ hội cho các vùng miền, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nước ta phát triển, giao lưu, quảng bá về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, nhiều tiềm năng, đang trên con đường hội nhập toàn diện với tâm thế mới.