Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Thực hiện Đề án 32 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

 

Theo đó, 12 các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 32 trên địa bàn. Hàng năm Sở LĐTBXH đều xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện Đề án 32 trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, quá trình triển khai thực hiện Đề án cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực CTXH hiện nay chỉ làm việc theo kinh nghiệm và lòng thiện tâm mà chưa được đào tạo kỹ năng khoa học cần thiết về CTXH, hoặc chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn.

Đội ngũ cán bộ đa số được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, có chuyên môn nhưng hầu hết chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng làm CTXH. Rất hiếm sinh viên CTXH khi mới ra trường được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thách thức mà nghề này đòi hỏi. Nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng xã hội đã gặp không ít khó khăn trong tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện chính sách xã hội ở cơ sở. 

Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng, mỗi nhân viên ở đây, nếu muốn hoàn thành công việc, phải luôn xem các đối tượng tại trung tâm như người thân trong gia đình của mình. Rất nhiều bạn trẻ đã không chịu nổi áp lực, khi hàng ngày ba bữa phải cơm nước, chăm sóc cho người lớn tuổi khi họ đau bệnh, hay phải hàng ngày bận bịu chăm sóc các trẻ mồ côi. Nguyễn Hải Đăng - Khoa CTXH CB K39, Đại học Đà Lạt thẳng thắn cho biết: Không phải riêng em, mà còn rất nhiều các bạn khác trong khoa đều có một băn khoăn, đó là khi ra trường sẽ làm gì và phải làm như thế nào để vượt qua những thách thức trong công việc. 

Phần lớn số cán bộ kiêm nhiệm công tác văn hoá - xã hội cấp xã và cán bộ, nhân viên ở các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ trước đến nay chưa được đào tạo về nghề công tác xã hội, do đó thiếu những kỹ năng trợ giúp, chăm sóc các đối tượng yếu thế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện công tác xã hội trên địa bàn.

Ngoài ra, kinh phí bố trí cho đề án còn ít; lực lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, cộng tác viên làm CTXH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Công tác tuyên truyền, thông tin hiệu quả chưa cao. Số người biết đến nghề CTXH như một nghề chuyên nghiệp còn rất ít, không chỉ người dân, cộng đồng mà thậm chí ngay cả đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội còn chưa hiểu nhiều về ngành CTXH, người làm CTXH…; 

Mạng lưới tổ chức dịch vụ CTXH chưa hoàn thiện; các hoạt động mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt…

Một trong những giải pháp quan trọng là cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong xã hội phát triển. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH chuyên nghiệp và được phân bố, sử dụng một cách hiệu quả. Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DV CTXH và nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp DV CTXH theo nhu cầu. Kịp thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về khung pháp lý CTXH… 
 
 

Lê Minh/GĐTE

Tin liên quan