Theo đó, TP.HCM tạm ngưng hoạt động thêm 18 tuyến xe buýt gồm tuyến số: 6, 10, 30, 31, 38, 43, 45, 48, 62, 64, 85, 87, 89, 93, 107, 145, 148, 152.
Trong đó có các tuyến đưa đón học sinh - sinh viên, người dân qua các chợ, khu vui chơi như: Tuyến số 6 (Bến xe Chợ Lớn - Đại học Nông lâm), tuyến số 10 (Đại học Quốc gia - Bến xe Miền Tây), tuyến số 30 (Chợ Tân Hương - Đại học Quốc tế), tuyến số 64 (Bến xe Miền Đông - Đầm Sen).
Ngoài ra, 56 tuyến xe buýt có trợ giá còn lại tiếp tục duy trì hoạt động vì những tuyến xe này hoạt động ở những trục chính, tuyến vành đai để trung chuyển hành khách, đồng thời tuyến có lộ trình hoạt động độc đạo không có tuyến thay thế, qua khu công nghiệp, khu chế xuất, phục vụ đi lại cơ bản của người dân vẫn hoạt động bình thường.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ ngày 29/5, nhiều tuyến xe buýt phải tạm ngưng hoạt động. Bên cạnh đó, toàn bộ xe buýt đi qua quận Gò Vấp cũng tạm ngưng hoạt động từ ngày 31/5 đến hết 14/6. Các xe buýt từ TP.HCM đi tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương... hầu hết cũng ngưng chạy.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản kiến nghị hỗ trợ đơn vị vận tải hành khách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, sở nêu rõ dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến vận tải, vận tải xe buýt.
Sở GTVT TP đề xuất UBND TP đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất và giãn nợ đối với các khoản vay của đơn vị vận tải hành khách tại TP đã đầu tư phương tiện.
Sở GTVT TP mong muốn UBND TP.HCM yêu cầu Cục Thuế TP xem xét giảm thuế, có thể giãn thời gian đóng thuế.