Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Việc ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là sự việc rất đáng tiếc

Đây là khẳng định của Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc tại cuộc họp báo về chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 14, chiều 19/7, khi trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm trong việc ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14. Về công tác nhân sự, ông Phúc cho biết hồ sơ nhân sự sẽ được cung cấp nhiều hơn để đại biểu có điều kiện nghiên cứu kỹ hồ sơ, dành thời gian thoả đáng để các đoàn đại biểu nghiên cứu thảo luận.

Quang cảnh buổi họp báo

 Liên quan đến trách nhiệm trong việc ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14. Về điều này ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì cuộc họp báo nêu rõ đây là sự việc rất đáng tiếc, vừa công bố kết quả bầu cử trong tháng và HĐBCQG đã xác nhận tư cách của 494 đại biểu còn 2 người không được xác nhận.

"Ông Thanh thì UB Kiểm tra TƯ đã thông báo kết luận công khai, bộc lộ việc ông Thanh không đủ tiêu chuẩn, không gương mẫu. 100% trong HĐ Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Thanh. Hôm qua, Tổng bí thư cũng đã yêu cầu tiếp tục kiểm tra xác minh trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan", ông Phúc nhấn mạnh thêm.

“Với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, là đại biểu tái cử, khoá thứ 3 trúng cử đại biểu, là doanh nhân thành đạt, nhưng đã vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan chức năng phát hiện đăng ký thêm một quốc tịch nữa ở nước ngoài, nên Hội đồng Bầu cử Quốc gia kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Qua đây, khi sửa Luật Bầu cử, cần có chế tài chặt chẽ hơn nữa”, ông Phúc trả lời.

Về những câu hỏi liên quan đến Bộ luật Hình sự vừa qua, ông Phúc cho rằng đây cũng là "điều rất đáng tiếc trong ĐBQH, chưa có hiệu lực đã phải dừng lại và tiếp tục sửa hơn 90 điều".
"ĐBQH sẵn sàng nhận trách nhiệm, không từ chối. Đây không phải do quy trình thủ tục, đây là bộ luật duy nhất trong số 107 luật bộ luật ban hành sau Hiến pháp 2013 ra có nhiều sai sót như vậy. UB Thường vụ QH đã nhận trách nhiệm, tới đây sẽ xem xét vụ thể trách nhiệm của các cá nhân, một cách công minh, không né tránh", ông Hạnh Phúc nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 này có nhiều đại biểu trẻ và mới, điều này dấy lên lo ngại sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác lập pháp, ông Phúc cho biết: Tỷ lệ đại biểu tái cử nhiệm kỳ này lên tới 36%, đây là tỷ lệ cao nhất trong các nhiệm kỳ vừa qua.

“Việc này không ảnh hưởng gì, các đại biểu tái cử là lực lượng nòng cốt, am hiểu chuyên môn. Ngoài ra, Ban Công tác đại biểu cũng đã tổ chức tập huấn cho đại biểu mới trúng cử lần đầu. Trong đó, Ban Công đã tổ chức riêng hai buổi về vấn đề lập pháp. Chưa kể, nhiệm kỳ này có tới 94% đại biểu có trình độ ĐH, trên 62% có trình độ trên ĐH. Hy vọng đại biểu khóa 14 có chất lượng tốt hơn” – ông Phúc nói.
Về công tác nhân sự, ông Phúc cho biết hồ sơ nhân sự sẽ được cung cấp nhiều hơn để đại biểu có điều kiện nghiên cứu kỹ hồ sơ, dành thời gian thoả đáng để các đoàn đại biểu nghiên cứu thảo luận. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tổng hợp đầy đủ ý kiến và giải trình thấu đáo.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì cuộc họp báo

Với lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, theo ông Phúc về cơ bản vẫn như trước. Song để đảm bảo tính trang nghiêm, thì khi tuyên thệ thì sẽ mời tất cả đại biểu đứng lên, không quay phim chụp ảnh, mà đứng nghiêm như chào cờ. 
Tại buổi họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi, việc tuyên thệ của 4 chức danh do Quốc hội bầu là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao tại kỳ họp này có gì mới so với việc tuyên thệ tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII? Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội cho biết, về cơ bản vẫn giữ các thủ tục tuyên thệ như tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII.

"Một số nét mới là: Thứ nhất để đảm bảo tính trang nghiêm khi tuyên thệ sẽ mời các ĐBQH đứng lên, có thông báo khi đã đứng lên thì các ĐBQH không quay phim chụp ảnh, phải đứng phải trang nghiêm như chào cờ. Đoàn Chủ tịch cũng xuống phía dưới. Nét mới nữa là tuyên thệ không tặng hoa, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ra mắt sẽ không có tặng hoa" - ông Phúc cho biết.

Cũng theo ông Phúc, nghi thức tuyên thệ nội dung ngắn, còn phát biểu nhậm chức thì nội dung dài hơn. Về câu nói của người tuyên thệ “Đứng trước cờ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc ...” sẽ được sửa thành “Dưới lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc...”.