Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Việt Nam sẽ là một trong các trung tâm kho vận nổi lên vào năm 2030

Các trung tâm kho vận toàn cầu hiện nay vẫn sẽ chiếm ưu thế đến năm 2030. Tuy nhiên, một số trung tâm khu vực và địa phương mới nổi sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. dây là công bố của CBRE công bố báo cáo về Trung tâm Kho vận tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2030

 

Tiến sĩ Henry Chin, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, CBRE Châu Á – Thái Bình Dương nhận định: “Với đà phát triển nhanh tại Châu Á – Thái Bình Dương, các trung tâm kho vận khu vực và địa phương sẽ tiếp tục định hình chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần trong tương lai, cải thiện triển vọng nền kinh tế khu vực. Mặc dù ngành hậu cần vẫn còn nhiều thách thức nhất định, chẳng hạn như thiếu hụt kho hậu cần hiện đại, hạn chế về sở hữu nước ngoài, quan ngại về tính minh bạch như vấn nạn tham nhũng, sự không chắc chắn của các hiệp định thương mại, những trung tâm này vẫn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đem đến vô số cơ hội cho khu vực cũng như thế giới. Nhu cầu hậu cần dài hạn vẫn phát triển liên tục, chứng tỏ tầm quan trọng của những trung tâm kho vận này đối với khách thuê, nhà phát triển và nhà đầu tư là như nhau.”

 

Việt Nam: Nằm ở vị trí chiến lược đến Côn Minh, Trung Quốc, và tiếp cận với hạ tầng hoàn thiện tại cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn phát triển. Ví dụ, dự án kho vận rộng 10ha tại Khu Công Nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng xung quanh thành phố, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực.

 

Trung Quốc: Trung tâm kho vận toàn cầu Thượng Hải lâu nay vẫn là cơ sở sản xuất quan trọng cho ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, do chi phí đất/ sản xuất tăng cao, các cơ sở sản xuất và dịch vụ hậu cần đã chuyển đến các khu vực phụ cận như Hàn Châu, Ninh Ba và Tô Châu và về phía tây tại Thành Đô. Cơ sở hạ tầng, điển hình như dự án ‘One Belt, One Road’ (tạm dịch là một vành đai, một con đường), là một phần quan trọng cho sự phát triển trung tâm kho vận. Côn Minh là một ví dụ điển hình khác cho việc phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng. Tuyến đường sắt Xuyên Á (Côn Minh-Singapore) được đề xuất sẽ tạo mạng lưới liên thông chiến lược giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác bằng đường bộ, kết nối Côn Minh với Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Kết nối được cải thiện sẽ làm tăng lưu lượng hàng hóa đến Côn Minh, biến nơi đây trở thành trung tâm kho vận chủ chốt trong tương lai.

 

Ấn Độ: Nâng lên tầm khu vực, Delhi và Mumbai được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kho vận khu vực vào năm 2030 nhờ vào sự kết hợp các yếu tố gia tăng dân số nhanh, sức tiêu thụ cao, thu nhập tăng và nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ dự kiến tăng để bổ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và dân số. Hành lang công nghiệp Delhi-Mumbai (DMIC) trị giá 90 tỉ đô la Mỹ là dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu thúc đẩy năng lực sản xuất và hiệu quả dịch vụ hậu cần tại vùng tây bắc nước này, nối kết hệ thống tiêu thụ lớn từ Delhi đến trung tâm sản xuất ở Mumbai.

 

Hàn Quốc: Đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và hiệu quả thương mại cao hơn được kỳ vọng sẽ giúp Busan phát triển thành trung tâm hậu cần nổi bật. Với vị trí địa lý thuận lợi, Busan là một trung tâm trung chuyển sôi động của khu vực Bắc Á. Việc mở rộng cảng và các khu kinh tế tự do tiếp tục thúc đẩy hoạt động trung chuyển tại đây. Nhờ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cảng trị giá 16,7 tỉ đô la Mỹ của Ban quản lý Cảng Busan, Hàn Quốc đang gia tăng hiệu quả ngoại thương thông qua các hiệp định thương mại tự do. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hàn Quốc đã ký kết 14 hiệp định thương mại khu vực, đứng thứ ba trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại khu vực khác bên Thái Bình Dương, các trung tâm kho vận ở Úc vẫn giữ tầm quan trọng trong khu vực với vai trò là nhà cung ứng chủ lực vật tư và nông sản cho toàn bộ Châu Á. Trong khi Tây Úc tiếp tục là trung tâm hàng hóa chủ yếu thì Melbourne sẽ là cửa ngõ quốc tế quan trọng cho thị trường công nghiệp và tiêu dùng của Úc, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư hạ tầng lớn. Bang Victoria có 17 dự án hạ tầng lớn được chính phủ ước tính nhu cầu vốn khoảng 7,7 tỉ đô la Mỹ đến năm 2019.

Giới thiệu về CBRE Group

Tập đoàn CBRE Group, Inc. (tên niêm yết trên Sàn chứng khoán New York – NYSE: CBG), thuộc danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune và S&P bình chọn, có trụ sở chính tại Los Angeles là công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới (tính theo doanh thu năm 2014). Với hơn 70,000 nhân viên tại hơn 400 văn phòng trên toàn cầu (không bao gồm các văn phòng thành viên), công ty cung cấp các dịch vụ cho chủ bất động sản, nhà đầu tư và người sử dụng bất động sản. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: dịch vụ tư vấn chiến lược, dịch vụ kinh doanh thuê mua bất động sản; dịch vụ dành cho các Tổng công ty; quản lý dự án, tài sản; cho vay thế chấp; thẩm định và định giá; dịch vụ phát triển dự án; quản lý đầu tư; nghiên cứu và tư vấn