Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

“Vua nước ép” chanh dây: 8 lợi ích nổi bật và 3 tác hại nên biết

Thành Công
Thành Công

Loại quả này được mệnh danh là “vua nước ép” vì nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nước cốt chanh dây cũng vô cùng thơm, tốt cho sức khỏe nhờ vào các loại vitamin và khoáng chất dồi dào.

Cùng tìm hiểu 8 lợi ích nổi bật đối với sức khỏe của quả chanh dây

Giảm lượng đường trong máu: Hạt chanh dây có thể cải thiện độ nhạy insulin giúp ổn định lượng đường trong máu.

Ngoài ra, chanh dây có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao của chanh dây có thể hỗ trợ quá trình điều trị cho người đang bị bệnh tiểu đường.  

Tăng cường lưu thông máu huyết: Chất kali có trong chanh dây có khả năng làm mạch máu giãn ra. Ngoài ra, chất kali kết hợp với sắt và đồng có trong loại trái này cũng là những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể. 

“Vua nước ép” chanh dây: 8 lợi ích nổi bật và 3 tác hại nên biết - 1
Loại quả này được mệnh danh là “vua nước ép” vì nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. (Ảnh minh họa: ITN).

Hỗ trợ quá trình giảm cân: Ăn chanh dây có giảm cân không? Chanh dây là lựa chọn phù hợp dành cho những người đang kiểm soát cân nặng vì chúng chứa rất ít calo, chất béo và natri. Hơn nữa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn của bạn. 

Đẹp da: Nhờ vào nguồn vitamin A dồi dào trong chanh dây và các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, riboflavin và carotene cũng góp phần tăng cường sức khỏe của da và ngăn chặn lão hóa.  

Giúp giảm viêm: Tác dụng chống oxy hóa từ chanh dây có khả năng làm giảm các tình trạng sưng viêm như viêm khớp. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, vỏ chanh dây còn có tác dụng điều trị các triệu chứng hen suyễn, giảm bớt tình trạng ho, khò khè, khó thở. 

Giảm stress: Kali và folate có trong quả chanh dây có khả năng cải thiện sức khỏe của não bộ, giúp giảm tình trạng căng thẳng và rối loạn lo âu. Folate còn có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giúp cải thiện trí nhớ. 

Tăng cường hệ miễn dịch: Vì chanh dây bao gồm nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, beta carotene, polyphenol và các axit amin có khả năng chống các chất oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh thông thường. 

Ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp: Chanh dây cũng chứa các chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm nhiễm trong hệ thống hô hấp và giảm các triệu chứng như đờm và viêm họng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chanh dây có tác dụng điều trị suyễn thông thường. 

“Vua nước ép” chanh dây: 8 lợi ích nổi bật và 3 tác hại nên biết - 2
Chanh dây cũng vô cùng thơm, tốt cho sức khỏe nhờ vào các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. (Ảnh minh họa: TNI).

3 tác hại với người không nên uống chanh leo

Người đang mắc bệnh dạ dày: Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không nên tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit, trong đó, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất.

Nếu sử dụng quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua… 

Người có cơ địa dị ứng: Không nên dùng chanh leo bởi trong loại trái cây này có chứa các chất dễ gây ra dị ứng nổi mề đay, khó thở, phù mạch, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Người đang dùng thuốc an thần: Nhóm người cần điều trị bệnh có sử dụng thuốc an thần thì không nên uống nước chanh leo hay sử dụng những món ăn có nguyên liệu chanh leo bởi loại trái cây này có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng nên tránh cho trẻ nhỏ dùng chanh leo để tránh nguy cơ bị dị ứng, hoặc khi dùng chanh leo nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc.

Ngoài ra, khi ăn chanh leo cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Ăn chanh leo quá nhiều: Sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.

Cho nên, bạn nên sử dụng chanh leo với 1 lượng vừa phải và nhớ luôn phiên với các loại hoa quả khác.

Ăn chanh leo cả hạt: Dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Vì thế, họ thường ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.

Song trong hạt chanh leo lại không có một loại dưỡng chất nào mà lại còn là vật liệu cứng khó tiêu. Khi ăn quá nhiều chanh leo sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.

Đang đói bụng: không nên uống nước chanh leo bởi loại quả này rất giàu tính axit, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày.

Các cách chế biến chanh dây vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng có thể tham khảo: 

Nước ép: Đây là món dễ chế biến, bạn chỉ cần cho chanh dây, nước và mật ong vào rồi lọc bỏ hạt là đã có một món thức uống thơm mát. 

Món tráng miệng: Bạn có thể sử dụng làm lớp trang trí hoặc hương liệu cho kem, cocktail hay  bánh ngọt như bánh phô mai hoặc mousse. 

Salad: Kết hợp với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, cà rốt, rau xà lách… 

Sữa: Trộn chanh dây với sữa chua hoặc sữa tươi để tạo thành món ăn kèm thơm ngon. 

Làm sốt: Ăn kèm sốt chanh dây chua ngọt với các loại cá để tăng hương vị cho món ăn.