Nhóm nhà sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều nhất chủ yếu phục vụ thị trường du lịch và dịch vụ do lệnh giãn cách xã hội và khuyến cáo người dân ở nhà. Làn sóng Covid thứ ba ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới nền kinh tế nội địa đặc biệt là nhóm kinh doanh du lịch và dịch vụ.
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan khuyến cáo Chính phủ nước này cần sớm triển khai chương trình tiêm vắc-xin.
Nếu Chính phủ đạt mục tiêu 20-30 triệu mũi tiêm vào thời điểm tháng 06/2021 sẽ góp phần hạn chế mức độ ảnh hưởng Covid lên nền kinh tế và giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh.
Trước đó, sản lượng xe ô-tô xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 03/2021 tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 104.506 chiếc – mức cao nhất kể từ thời điểm dịch cúm bùng phát.
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đang xem xét điều chỉnh mục tiêu sản lượng năm 2021 để phù hợp với tình hình hiện tại.
Đối mặt nguy cơ bị cấm nhập khẩu đồ uống vào My-an-mar
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit đang lên kế hoạch đàm thoại khẩn với người đồng cấp My-an-mar sau khi nước này có kế hoạch cấm nhập khẩu đồ uống bao gồm đồ uống nhẹ, cà phê hòa tan và sữa đặc có đường bằng đường bộ từ Thái Lan vào nước này.
Tuy nhiên, nhóm đồ uống trên vẫn được phép nhập khẩu vào My-an-mar bằng đường thủy dù phương tiện này sẽ khiến tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp Thái Lan.
Nguyên nhận được nhìn nhận vì yếu tố chính trị. Người dân My-an-mar tẩy chay hàng hóa có nguồn gốc từ doanh nghiệp liên quan đến chính quyền chính trị thực hiện đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của lãnh đạo Ang San Suu Kyi.
Kim ngạch xuất khẩu đồ uống của Thái Lan qua My-an-mar đạt 10 tỉ Bạt/ năm và thường được xuất khẩu qua nước này bằng đường bộ thông qua các điểm biên giới tại Chiang Rai, Tak và Ranong.
Giữa thời điểm tháng 01-02/2021, kim ngạch xuất khẩu đồ uống giữa Thái Lan và My-an-mar tăng 10% so với cùng kỳ, đạt giá trị 2 tỉ Bạt.