Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đặc sắc "Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga"

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - "Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga" diễn ra đến hết 8/7 tại nhà hát Zaryadie - trung tâm Thủ đô Moskva, Liên bang Nga với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng.

Trong khuôn khổ “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga”, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Khu lưu niệm Lênin (Liên bang Nga) phối hợp tổ chức triển lãm chuyên đề "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động: 1969 - 2011" tại Khu lưu niệm Lênin, thành phố Ulyanovsk, giới thiệu tới khách tham quan những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật đồ họa, do các họa sĩ Việt Nam sáng tác.

Bên cạnh đó, triển lãm ảnh "Việt Nam - Đất nước của những di sản thế giới" diễn ra tại Thủ đô Moscow và St Petersburg, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh ấn tượng về các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa tại Việt Nam đã được UNESCO ghi danh, cùng đồ thủ công mỹ nghệ, trang phục truyền thống Việt Nam… 

VH1.jpg
Khai mạc "Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga" năm 2024.

Điểm nhấn đặc biệt trong khuôn khổ “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga” năm 2024 là sự kiện “Những ngày phim Việt Nam tại Liên bang Nga”.

Theo Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa, “Những ngày phim Việt Nam tại Liên bang Nga” là hoạt động thiết thực triển khai Chương trình hợp tác giữa Bộ VH-TT&DL Việt Nam và Bộ Văn hóa Nga giai đoạn 2022-2024.

Sự kiện càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga. 

"Nước Nga luôn được người Việt Nam yêu mến và điện ảnh Nga với những tác phẩm kinh điển thế giới hằn sâu trong tâm tưởng của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam như: “Chiến hạm Potemkin” (1925); “Khi đàn sếu bay qua” (Cành cọ Vàng Cannes 1957); “Cánh buồm đỏ thắm”; “Sông đông êm đềm”; “Chiến tranh và hòa bình”; “Thời thơ ấu của I-van” (1962),  “17 khoảnh khắc mùa xuân”, “Mát-xcơ-va không tin vào nước mắt” (1981)…

Đặc biệt, bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" có thể nói không một người Việt Nam nào không biết. Mỗi khi nghe tên phim là ùa về cả một trời ký ức", bà Nguyễn Phương Hòa chia sẻ.

Tại tuần phim lần này, Bộ VH-TT&DL giới thiệu đến khán giả 5 bộ phim truyện Việt Nam gồm: "Mắt biếc"; "Thạch Thảo"; "Truyền thuyết về Quán Tiên"; "Đào, Phở và Piano"; "Em và Trịnh".

Những bộ phim kể về cuộc kháng chiến của người Việt Nam chống Pháp, Mỹ với nội dung nhẹ nhàng, sâu lắng về tình yêu gia đình, những rung cảm đầu đời, âm nhạc… về đời sống của người dân Việt Nam.

"Đây là những bộ phim truyện mới và sản xuất trong những năm gần đây được sự quan tâm và đánh giá cao ở Việt Nam, được nhiều khán giả yêu thích và phát hành tại một số quốc gia trên thế giới.

Hy vọng, các bộ phim mang đến cho khán giả Nga những cảm xúc nghệ thuật và giá trị nhân văn, góp phần tạo nên sự gắn kết giữa những người làm điện ảnh và khán giả hai nước, qua đó, tạo cảm hứng mới và động lực để điện ảnh Việt Nam và Liên bang Nga hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn nữa", bà Nguyễn Phương Hòa nhấn mạnh.

Theo ông Dmitriy Davidenko, Cục trưởng Cục Điện ảnh và Chuyển đổi số (Bộ Văn hóa Liên bang Nga): "Văn hóa Việt Nam đa dạng, rực rỡ, độc đáo và các bạn sẽ có thể thấy rõ điều này khi xem những bộ phim được trình chiếu trong khuôn khổ “Những ngày phim Việt Nam”.

Đây là những tác phẩm tài năng, được trao giải tại các liên hoan phim, phản ánh không chỉ văn hóa mà còn là những cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam", ông Dmitriy Davidenko nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nga Olga Liubimova nhấn mạnh, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga có lịch sử lâu đời và ngày càng phát triển tích cực, hiệu quả. Minh chứng cho điều này chính là việc hai bên đã tổ chức thành công Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam. 

Duy Linh

Báo Lao động Xã hội số 81

Tin liên quan
Trẻ em Việt Nam trong khát vọng vươn mình

Trẻ em Việt Nam trong khát vọng vươn mình

(VTE) - Trong bối cảnh đất nước chuyển mình mạnh mẽ, khát vọng của thế hệ tương lai càng trở nên rõ nét và là động lực để xã hội không ngừng đầu tư...
Ngôi nhà hai lần được đón Bác Hồ

Ngôi nhà hai lần được đón Bác Hồ

(LĐXH) - Căn nhà của cụ Nguyễn Thị An ở thôn Phú Gia, xã Phú Thượng (nay là quận Tây Hồ, Hà Nội) là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Kể chuyện Bác Hồ qua tư liệu ảnh

Kể chuyện Bác Hồ qua tư liệu ảnh

(LĐXH) - Rất nhiều người yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dày công sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, lập phòng lưu niệm để kể những câu chuyện về...
Học Bác làm báo thời công nghiệp 4.0

Học Bác làm báo thời công nghiệp 4.0

(LĐXH) - Cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội, trong đó...