Việc lựa chọn hình thức bảo mật phù hợp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điều kiện sử dụng và nhu cầu của từng người dùng.
Hiện nay, đa phần người dùng đều có xu hướng lựa chọn bảo mật vân tay hơn bởi họ cho rằng sử dụng dấu vân tay để mở khóa điện thoại là tiện lợi, an toàn vì dấu vân tay của mỗi người là duy nhất.
Tuy nhiên, những người thực sự hiểu về an ninh thông tin không bao giờ sử dụng tính năng này. Các chuyên gia cảnh báo, mở khóa bằng vân tay không đảm bảo an toàn tuyệt đối.
So với vân tay, mở khóa bằng mã PIN có độ an toàn cao hơn đáng kể, nhưng cũng có nhược điểm là chẳng may bạn quên mật khẩu và nhập quá số lần cho phép thì toàn bộ dữ liệu trên máy sẽ bị xóa hoàn toàn, việc bẻ khóa cũng tốn nhiều thời gian hơn.
Dưới đây là đánh giá ưu - nhược điểm của 3 cách mở khóa điện thoại bằng mật khẩu, vân tay và khuôn mặt để người dùng có thể đưa ra lựa chọn mình nên sử dụng tính năng nào phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân.

Sử dụng cảm biến vân tay: Dễ, nhanh nhưng chưa phải là an toàn nhất
Tính năng mở khóa bằng vân tay có nhiều ưu điểm nổi trội như: Dễ thực hiện; Tốc độ mở khóa nhanh; Tránh được sự dòm ngó của những người xung quanh khi mở điện thoại;
Tất nhiên bất kì một công nghệ nào dù tiên tiến đến đâu vẫn sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định, đối với cảm biến vân tay thì bạn sẽ hoàn toàn không thể sử dụng được khi tay bị ướt, quá bẩn hay đeo găng tay. Ngoài ra đối với những kẻ trộm tinh vi thì chúng hoàn toàn có thể sao chép được dấu vân tay của bạn và mở khóa thiết bị dễ dàng.
Dấu vân tay của mỗi người là duy nhất. Khi kẻ xấu có được, chúng có thể tiếp tục sử dụng hoặc bán cho những kẻ xấu khác. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi nhiều tổ chức thu thập dấu vân tay để xác thực.
Nhiều người nghĩ việc sử dụng dấu vân tay để mở khóa điện thoại là tiện lợi, an toàn vì dấu vân tay của mỗi người là duy nhất. Tuy nhiên, những người thực sự hiểu về an ninh thông tin không bao giờ sử dụng tính năng này. Các chuyên gia cảnh báo, mở khóa bằng vân tay không đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Ngoài ra, thông tin vân tay được lưu trữ trong một mô-đun đặc biệt trên điện thoại di động. Mô-đun này được thiết kế để chỉ chủ sở hữu mới có thể truy cập vào nó vì lý do bảo mật. Mở khóa bằng vân tay không an toàn như mở khóa bằng mật khẩu số.
Một số cảnh báo mất an toàn khi dùng vân tay
Ví dụ, khi đang ngủ, điện thoại của bạn đặt trên bàn, có người muốn sử dụng dấu vân tay của bạn để mở điện thoại. Ngay cả khi điện thoại của bạn đã tắt. Vì vậy, bạn vẫn cần nhập mật khẩu để bật điện thoại lên.
Hơn nữa, nếu bạn chia sẻ điện thoại với nhiều người và họ nhập dấu vân tay của họ, bạn vẫn có thể yên tâm vì sau khi điện thoại khởi động lại, bạn sẽ phải nhập mật khẩu số để mở khóa. Do đó, đảm bảo rằng không ai biết mật khẩu của bạn.
Trong trường hợp điện thoại của bạn bị mất trộm và kẻ trộm không thể mở khóa bằng vân tay của bạn, họ có thể sử dụng băng dính để lấy dấu vân tay từ điện thoại. Tuy nhiên, nếu điện thoại được khóa bằng mật khẩu số, họ sẽ gặp khó khăn trong việc truy cập vào thông tin.
Vậy đây là lý do tại sao những người hiểu về an ninh thông tin không bao giờ sử dụng dấu vân tay để mở khóa điện thoại.

Mở khoá điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt
Mở khoá điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt có ưu điểm: Nhanh, nhạy, không cần để tay lên bất kì vị trí nào, cầm máy lên là đã mở khóa;
Khi đeo kính mát, đeo nón bảo hiểm, bịt khẩu trang kiểu ninja thì máy không mở khóa được. Sau vài lần không mở khóa được thì máy sẽ học lại gương mặt bạn để điều chỉnh để nhận biết khi bạn đeo thêm những thứ này lên mặt.
Nhược điểm: Máy mở khóa gương mặt 2D không dùng được trong đêm, trừ khi có thêm cảm biến hồng ngoại; Máy mở khóa 2D có thể bị đánh lừa bởi hình ảnh in thông thường;
Nhận diện gương mặt thường không chạy tốt với trẻ nhỏ vì đặc điểm hình thái trên mặt chưa hình thành đầy đủ, dẫn tới nhận sai hoặc người khác cũng mở khóa được điện thoại;
Để mở khóa gương mặt 3D cần phải hi sinh màn hình full viền để có chỗ đặt.

Sử dụng mã pin: Bảo mật cao
Mã PIN được xem là một trong những tính năng bảo mật cơ bản nhất hiện nay và được áp dụng rộng rãi không chỉ trên các thiết bị điện thoại mà còn trên nhiều hệ thống khác như tài khoản ngân hàng, bảo hiểm...
Hiệu quả của tính năng bảo mật này là khá cao, người dùng có thể tùy chọn bảo mật với dãy 4 số, 6 số hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào dòng điện thoại khác nhau. Với những dãy số dài thì sự an toàn sẽ càng được nâng cao hơn, nếu chẳng may bị hack thì cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để lựa chọn chính xác mật mã.
Ngoài ra nếu thiết bị của bạn chẳng may rơi vào tay kẻ xấu, khi nhập mật mã sai một số lần nhất định thì máy sẽ bị khóa ngay lập tức hoặc tự động xóa toàn bộ những dữ liệu đang được lưu trữ trên điện thoại.
Việc thay đổi mã số cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng khi bạn chỉ cần nhập lại một lần mật mã cũ và 2 lần mật mã mới là hoàn tất.
Tuy nhiên nếu chẳng may kẻ xấu "bắt bài" được cách đặt mật khẩu của bạn thì việc mở khóa sẽ vô cùng đơn giản, nhất là những thiết bị sử dụng mã PIN 4 số.