Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Tổng cục GDNN họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐ-TB&XH và cơ sở GDNN

(Dân sinh) - Ngày 4/6/2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban mở rộng với một số Sở LĐ-TB&XH và cơ sở GDNN để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở GDNN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Tham dự và chủ trì Hội nghị có Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng, các Phó Tổng cục trưởng Đỗ Năng Khánh, Nguyễn Thị Việt Hương, Phạm Vũ Quốc Bình. Lãnh đạo các Vụ đơn vị thuộc Tổng cục. Tham dự Hội nghị có 20 Sở LĐ-TB&XH và 30 cơ sở GDNN tham dự bằng hình thức trực tuyến.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐTBXH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 1.

Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng (ngồi giữa) chủ trì Hội nghị

Chánh Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hải Cường đã báo cáo, đánh giá một số nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng cục trong 5 tháng đầu năm 2021, trong đó nhấn mạnh dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 song lĩnh vực GDNN cũng đã đạt được một số kết quả tiến bộ phản ánh những nỗ lực hiệu quả của toàn hệ thống GDNN: (1) Thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất giúp Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, điều hành đổi mới và phát triển GDNN, xử lý những vấn đề quan trọng, phát sinh. Chủ động làm việc, hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển GDNN và nhân lực có kỹ năng nghề. Tập trung rà soát quy trình thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Kịp thời tham mưu, chỉ đạo việc tiếp tục giảng dạy, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN; yêu cầu các địa phương triển khai nghiêm túc kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 8/4/2021 của Văn phòng Chính phủ về giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trong các cơ sở GDNN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. 

(2) Về phòng chống dịch Covid-19, thực hiện Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 và Thông báo kết luận số 89/TB-VPCP ngày 1/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công điện số 02/CĐ-LĐTBXH này 28/4/2021 của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục đã kịp thời chỉ đạo các địa phương, cơ sở GDNN trên cả nước quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo và người lao động; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; các cơ sở GDNN tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học, xây dựng môi trường học tập an toàn; đồng thời đảm bảo các điều kiện phòng, chống Covid-19 cho học sinh, sinh viên GDNN khi đi học trở lại. 

(3) Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách. Chỉ đạo tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, hiện đại và hội nhập quốc tế; ưu tiên các chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình mục tiêu và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành có tính đột phá mới tạo động lực cho GDNN phát triển. Về cơ bản, các văn bản quan trọng bảo đảm tiến độ được giao. 

(4) Đã chủ động rà soát tổ chức bộ máy theo quy định; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ làm việc với Bộ Nội vụ để bảo vệ mô hình Tổng cục GDNN thuộc Bộ LĐ-TB&XH. Đề nghị các địa phương bảo đảm mô hình tổ chức Phòng GDNN thuộc Sở LĐ-TB&XH để thực hiện thông suốt nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước về GDNN từ trung ương đến địa phương. Tổ chức rà soát, sáp nhập, giải thể cơ sở GDNN công lập để giảm đầu mối, tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở GDNN theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đến nay đã tham mưu trình Bộ trưởng ban hành 41 Quyết định sáp nhập các cơ sở GDNN vào trường cao đẳng của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 4 Bộ, ngành theo thẩm quyền. 

(5) Đổi mới công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19: Tham mưu trình Bộ ban hành Kế hoạch truyền thông GDNN năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Kết quả tuyển sinh trung cấp, cao đẳng, tính đến tháng 5/2021 đạt 29.369 người, bằng 5% kế hoạch năm 2021 và bằng 120% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: cao đẳng 11.213 người, trung cấp 18.156 người. Một số ngành, nghề có kết quả tuyển sinh tốt như máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, du lịch… Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, cả nước tuyển sinh, đào tạo cho hơn 200.000 người trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, đạt 16,9% kế hoạch năm (1.768 nghìn người), bằng 65,2% cùng kỳ năm 2020 (460 nghìn người), trong đó, số người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 12.500 người. Dự kiến kết quả tuyển sinh 6 tháng đầu năm được 635.nghìn người (bằng 26,7% kế hoạch năm 2021), trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng là 35.nghìn người, đạt 6% kế hoạch, trình độ sơ cấp và các chương trình GDNN khác là 600.nghìn người (đạt 34% kế hoạch). Số người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng 40.nghìn người. 

(6) Nhanh chóng tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo tại các địa phương. Kịp thời tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Luật GDNN, các Nghị quyết, Quyết định, Kết luận của Trung ương, phê duyệt kế hoạch và chủ động bố trí kinh phí năm 2021 hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt, cần ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động tại các tỉnh bị thiên tai, biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Đề xuất sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia các khóa đào tạo nghề để chuyển nghề, chống thất nghiệp. Tham mưu Bộ có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ cho phép sử dụng nguồn từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để tổ chức đào tạo đón đầu, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề và phòng chống thất nghiệp, trước mắt tập trung thực hiện đối với một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động và bị tác động nặng nề do dịch bệnh (dệt may, da giày, lắp ráp, chế biến) theo hướng giảm điều kiện hỗ trợ. 

(7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong GDNN. Phê duyệt kế hoạch xây dựng Đề án chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong GDNN để triển khai thực hiện. Tổ chức khảo sát năng lực và điều kiện phục vụ chuyển đổi số của hệ thống GDNN. Hoàn thiện phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu và Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu GDNN. Ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2021 với 3 nhiệm vụ trọng tâm: Sửa đổi, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ ngày 12/5/2020; xây dựng Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Tổng cục; tăng cường ứng dụng CNTT trong công các điều hành chỉ đạo của Tổng cục. Thực hiện linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp trong cùng nhóm ngành, nghề và báo cáo kết quả tuyển sinh về Tổng cục để theo dõi, quản lý và hậu kiểm. 

(8) Các hoạt động truyền thông, hợp tác quốc tế, gắn kết GDNN với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững được đẩy mạnh. 

(9) Rà soát, hoàn thiện đề xuất CTMT, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, năm 2021 trong lĩnh vực GDNN thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công. Đánh giá, điều chỉnh bổ sung danh mục ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm của các địa phương theo hướng các ngành, nghề đề xuất là các nghề phổ biến, có nhu cầu nhân lực lớn, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập hiện nay và dự báo nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn tới. Trong đó, ưu tiên các ngành, nghề phục vụ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao; ngành, nghề xanh gắn với phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm). Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng các hạng mục công trình, trang thiết bị đã được đầu tư để có phương án sắp xếp, bố trí lại, điều chuyển, hoặc đầu tư đồng bộ nhằm khai thác có hiệu quả.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐTBXH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Quốc Huy (bên phải) – Hiệu trưởng Trường cao đẳng cơ điện Bắc Ninh phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, xã hội số, lĩnh vực GDNN gặp phải những khó khăn về Tuyển sinh nhất là đối với những ngành, nghề học nặng nhọc độc hại, ngành nghề trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao; tỷ lệ phân luồng vào học nghề và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ còn thấp; quy mô và cơ cấu chưa hợp lý, gắn với thị trường lao động; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà nước, nhất là ở địa phương thiếu và hạn chế năng lực; Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng GDNN còn bất cập; số lượng tổ chức kiểm định chất lượng GDNN độc lập còn ít, phần lớn các cơ sở GDNN chưa hình thành hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng; Việc chuẩn bị đào tạo, đào tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 còn có những khó khăn và chưa triển khai đồng bộ; cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định và điều chỉnh chính sách chưa đảm bảo tính cập nhật, liên thông, kết nối.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐTBXH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 3.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Hội nghị

Về kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trong các tháng tiếp theo, lĩnh vực GDNN cần nỗ lực phấn đấu, kiên trì các mục tiêu; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong kế hoạch năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025, chú trọng các nhiệm vụ sau: (1) Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án để bảo đảm tiến độ, tính đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật về GDNN. Tập trung, ưu tiên Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm thực hành theo vùng” theo ý kiến kết luận số 1186-KL/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Bộ LĐ-TB&XH. Bám sát các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT để thúc đẩy tiến độ ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng. Tập trung để trình 2 văn bản đến hạn bạn hành trong tháng 6; 

(2) Tăng cường công tác truyền thông, năng lực phân tích, dự báo, chủ động trong điều hành, kiên trì thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao đầu năm. Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở GDNN tổ chức đào tạo trực tuyến 2 môn học chung là Tin học và Ngoại ngữ. Triển khai hướng dẫn đào tạo thí điểm năm thứ 2 cho 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức. Hoàn thiện Báo cáo tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trình Ban Chỉ đạo để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình Ban cán sự Đảng bộ để gửi Ban chỉ đạo Trung ương. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn” theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 50 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng; 

(3) Tập trung làm việc với một số bộ, ngành, địa phương để rà soát các nội dung, kinh phí đã đề xuất thực hiện trong các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025. Phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, tiểu dự án, chương trình đầu tư công trong lĩnh vực GDNN

(4) Tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10, ngày kỹ năng thanh niên thế giới 15/7. Tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021 với chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Hội giảng để tri ân, tôn vinh nhà giáo nhân ngày 20/11: Tổ chức các cuộc thi: “Thiết kế bài giảng điện tử sáng tạo”; “Tiếng hát nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2021” cho đội ngũ nhà giáo GDNN toàn quốc,... Triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu GDNN năm 2021; Lễ phát động Cuộc thi Startup Kite năm 2021; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Tổ chức thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021, kế hoạch tham dự Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2022; 

(5) Tổ chức khảo sát, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác tổ chức, cán bộ của Tổng cục và quản lý cơ sở GDNN tại các bộ, ngành, địa phương; hoạt động của các Trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN theo kế hoạch; 

(6) Hoàn thiện, trình ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN. Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo thực trạng chuyển đổi số tại các cơ sở GDNN. Xây dựng Quy trình điện tử chuẩn bị nội dung cho việc xây dựng cổng Dịch vụ công trực tuyến. Đề xuất triển khai thực hiện việc mở rộng, chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015 cho các quy trình điều hành quản lý, giải quyết thủ tục hành chính tại Tổng cục; 

(7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thiện và trình phê duyệt Văn kiện các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật; triển khai các dự án ODA theo quy định; 

(8) Thanh tra, kiểm tra và đôn đốc các cơ sở GDNN thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra theo quy định của pháp luật thanh tra; 

(9) Tiếp tục duy trì cơ chế làm việc, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương (họp trực tiếp, giao ban trực tuyến...) nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của hệ thống chính trị trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về GDNN năm 2021; 

(10) Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021; Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu GDNN năm 2021; Lễ phát động Cuộc thi Startup Kite năm 2021; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; tổ chức thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021, kế hoạch tham dự Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2022; cuộc thi “Tiếng hát nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2021”.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐTBXH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 4.

Đại diện trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội phát biểu

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng đã thông báo nhanh thông báo số 130/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ LĐ-TB&XH về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất, trong đó đã ghi nhận GDNN bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong quản lý nhà nước; một số ngành nghề đào tạo đã tiếp cận với trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được triển khai đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp giao ban mở rộng với một số Sở LĐTBXH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 5.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Trên tinh thần vì sự phát triển của hệ thống GDNN, Tổng cục trưởng đề nghị các Sở LĐ-TB&XH và các cơ sở GDNN có các ý kiến thẳng thắn về những khó khăn, vướng mắc hiện tại của hệ thống, các trường cần được tháo gỡ. Những việc cần trung ương tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ, những việc thuộc thẩm quyền của địa phương và những việc nhà trường cần phải nỗ lực, khắc phục vượt qua. Tổng cục trưởng cũng đề nghị các Sở LĐ-TB&XH, các trường cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Hội nghị cũng đã nghe các ý kiến trao đổi của các Sở LĐ-TB&XH, các cơ sở GDNN và phản hồi của các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục về các nội dung: Đẩy mạnh truyền thông GDNN; Sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2015/NĐ-CP đang trình Chính phủ, hiện nay Tổng cục đang trình Bộ văn bản hướng dẫn theo hướng giữ nguyên các chính sách miễn giảm học phí cho học sinh học nghề như dự thảo Nghị định đang trình Chính phủ; Về thông tư giá dịch vụ GDNN sẽ xin ý các cơ quan, đơn vị liên quan trong thời gian tới; Đào tạo, nâng cao kỹ năng đào tạo trực tuyến cho đội ngũ nhà giáo GDNN; thanh quyết toán cho công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; định mức kinh tế kỹ thuật...