Từ năm 2015 đến nay, nhiều thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Cụ thể, năm 2015-2017: Điểm ưu tiên khu vực: KV1: 1,5 điểm, KV2NT: 1,0 điểm, KV2: 0,5 điểm, KV3 không hưởng ƯT. Ưu tiên đối tượng: Nhóm 1: 2,0 điểm; Nhóm 2: 1,0 điểm

Năm 2018-2021: Giảm ½ điểm ưu tiên khu vực; cụ thể: KV1: 0,75 điểm, KV2NT: 0,5 điểm, KV2: 0,25 điểm, KV3 không hưởng ƯT; Ưu tiên đối tượng giữa nguyên như năm 2017
Từ năm 2022: Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp
Chính sách điểm ưu tiên thay đổi mạnh mẽ từ năm 2023, cụ thể Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm ưu tiên giảm dần từ 22,5, tối đa điểm xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên) là 30 điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thay đổi này nhằm mục đích tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh ở các khu vực khác nhau và thuộc những đối tượng khác nhau.
Thay đổi cơ sở dữ liệu sử dụng xét tuyển
Cụ thể, năm 2015-2016: Điểm thi tốt nghiệp của thí sinh được cập nhật Hệ thống. Thí sinh được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển.
Năm 2017: Các cơ sở đào tạo tải dữ liệu thi tốt nghiệp THPT trên Hệ thống để xét tuyển.
Năm 2018-2021: Liên thông giữa các Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung với Hệ thống báo cáo xác định chỉ tiêu.
Từ năm 2022: Kết quả học tập bậc THPT trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành được đồng bộ sang Hệ thống hỗ trợ xét tuyển sinh chung để các cơ sở đào tạo làm căn cứ xét tuyển. Kết nối giữa Hệ thống Hỗ trợ tuyển sinh chung với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Từ năm 2023: Các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đưa kết quả thi lên Hệ thống để các cơ sở đào tạo dùng xét tuyển.
Từ năm 2024: Liên thông giữa các Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung với Hệ thống báo cáo xác định chỉ tiêu và Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, tới đây sẽ hỗ trợ các trường có tổ chức thi năng khiếu đưa dữ liệu lên Hệ thống.
Một số nội dung tác động đến quy trình tuyển sinh ngành giáo dục mầm non
Cụ thể, năm 2018: Đề án tuyển sinh: công khai tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng.
Năm 2019: thí sinh xác nhận nhập học phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào 1 trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Năm 2020: Quy chế tuyển sinh 2020 có phân biệt áp dụng trong tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non bao gồm các hình thức đào tạo: Chính quy; vừa làm vừa học; theo đặt hàng; liên thông; dừng tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm.
Từ năm 2022: thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến, cơ sở đào tạo phải có phương án giải quyết rủi ro trong quá trình xét tuyển cho thí sinh.
Từ năm 2023: Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. cơ sở đào tạo phải ban hành quy chế tuyển sinh riêng của cơ sở đào tạo.
Về vấn đề đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển: Năm 2015, lúc này thí sinh cả nước chỉ được phép đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào 1 trường, thời gian đăng ký khoảng tháng 8, nếu thay đổi nguyện vọng: đến trực tiếp.
Thí sinh cũng phải thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại cơ sở đào tạo.
Năm 2016, 2017, việc đăng ký xét tuyển vẫn được thực hiện bằng phiếu và nộp tại cơ sở giáo dục. Đến năm 2021, bắt đầu có thêm hình thức đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến, nhưng chỉ thực hiện ở nơi có điều kiện theo quy định của cơ sở giáo dục.
Bắt đầu từ năm 2022, việc đăng ký xét tuyển được chuyển sang hình thức trực tuyến hoàn toàn, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần trong thời gian quy định. Và đến năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng kí xét tuyển theo ngành-trường, không cần chọn phương thức xét tuyển.