Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Xoá đói giảm nghèo

Quảng Bình đưa các chính sách giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống

Phóng viên
Phóng viên

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Các chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và mô hình hay, tỉnh Quảng Bình đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể, nhiều người dân được hưởng lợi và vươn lên thoát nghèo… 

Rừng keo nhà ông ChonQB.jpg
Rừng keo nhà ông Đinh Chon được vay vốn từ chính sách xoá đói giàm nghèo.

Gia đình ông Đinh Chon, bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình là gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã, không có công ăn việc làm ổn định nên cuộc sống rất khó khăn.

Ông Đinh Chon cho biết: “Năm 2018, tôi được chính quyền địa phương tạo điều kiện,  được vay 50 triệu đồng từ NH CSXH huyện Bố Trạch để chăn nuôi bò sinh sản và trồng rừng. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chú ý chăm sóc nên rừng keo tràm của gia đình tôi đã sinh trưởng và phát triển tốt.

Hiện nay, gia đình tôi đang duy trì nuôi 5 con bò sinh sản và 1,5 ha rừng keo tràm. Mỗi năm, gia đình tôi thu về 40-60 triệu đồng từ việc bán bò và keo tràm. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định, từ một gia đình thuộc diện hộ nghèo đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững, cuộc sống dần cải thiện”.

Là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước, nhưng trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn coi trọng, dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác giảm nghèo bền vững.

Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. C

Được biết, trong năm 2023, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình đã tham mưu ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. 

Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Trường Sơn cho biết: Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Bình giảm 0,95% so với năm 2022, đạt 118,7% (hiện nay còn 10.473 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,05%); hộ cận nghèo giảm 0,75% so với năm 2022, đạt 150% (hiện nay còn 10.379 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,01%). 

“Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8% so với năm 2023 (giảm 2.000 hộ). Với các giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" đối với người nghèo.

Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, phát động phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”- ông Nguyễn Trường Sơn chia sẻ 

Đến nay tỉnh Quảng Bình đã có 2.364 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó có: 651 lao động thuộc hộ nghèo, 911 lao động thuộc hộ cận nghèo và 291 lao động thuộc hộ mới thoát nghèo.

Tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho 360 người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Các địa phương đã hỗ trợ 12 lao động với số tiền 14,2 triệu đồng.

 

Ngô Thu Hương

Tin liên quan