Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Xoá đói giảm nghèo

Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói nghèo.

Xuất ngũ trở về quê hương, tài sản chẳng có gì ngoài mấy sào ruộng khoán, cuộc sống của gia đình cựu chiến binh Trần Giắng (xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) gặp rất nhiều khó khăn.

Được sự khuyến khích, hỗ trợ của Hội Cựu chiến binh thị xã Ba Đồn và chính quyền địa phương, ông đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Ban đầu, ông mua lợn giống chăn nuôi, sau đó tiếp tục đầu tư nuôi thêm gà, vịt… 

cuu chien binh.jpg
Nhờ cần cù và chịu khó, vườn thanh long của ông Tạo lúc nào cũng xanh tốt, trái đạt chất lượng cao.

Nhờ nắm vững kỹ thuật chăn nuôi cộng với sự cần mẫn, chịu khó, ông đã nhanh chóng đạt hiệu quả, trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ chỗ kinh tế khó khăn, gia đình ông dần có “của ăn, của để”, tạo dựng được cơ ngơi khang trang. 

Trở về năm 1977, nhận thấy ở địa phương là vùng mạnh về sản xuất nông nghiệp và chỉ có nông nghiệp mới phát triển được kinh tế gia đình nên cựu chiến binh Nguyễn Luễ (xã Phú Gia, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện và bắt tay vào sản xuất. Ban đầu do thiếu vốn và chưa có kinh nghiệm nên việc sản xuất lúa và chăn nuôi của gia đình ông chưa mang lại hiệu quả. Không nản chí, ông tiếp tục học hỏi và vay vốn ngân hàng để mua phương tiện sản xuất nông nghiệp như: Máy cày, máy gặt đập liên hợp… phục vụ sản xuất nông nghiệp gia đình và người dân trên địa bàn. 

Ông Nguyễn Luễ cho biết: “Qua thời gian sản xuất, gia đình tôi vay vốn mua 2 máy cắt, 1 máy cuộn rơm và 2 máy bay phun thuốc để phục vụ sản xuất trong gia đình và bà con. Sau khi tổng cộng và trừ mọi chi phí, lãi thu về hàng năm từ 1 đến 1,2 tỷ đồng, kinh tế gia đình ngày càng đi lên”.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, cựu chiến binh Nguyễn Công Tạo, Chi hội trưởng ấp Vĩnh Xuân B (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành) bắt tay vào việc đồng áng, chăm sóc hơn 1,5ha lúa ba vụ. Nhận thấy trái thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông mạnh dạn chuyển từ cây lúa ba vụ sang trồng thanh long bằng trụ bê tông. Nhờ có sự cần cù, chịu khó chăm sóc nên vườn thanh long của ông luôn xanh tốt, hàng năm đều có lãi, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 - 5 lao động.

Nhờ nguồn vốn ưu đãi mà thời gian qua, hàng ngàn hội viên cựu chiến binh huyện Châu Thành (Long An) có thêm điều kiện duy trì sản xuất, thu nhập ổn định, góp phần vào việc giảm nghèo chung của toàn huyện. Đến nay, Hội Cựu chiến binh huyện không còn hộ nghèo, chỉ còn 3 hộ cận nghèo, chiếm 0,2%. 

Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh các cấp đã tích cực tham gia hiệu quả chương trình phát triển kinh tế và các chương trình mục tiêu quốc gia; huy động mọi nguồn lực góp phần giảm nghèo bền vững, xóa nhà dột nát, nhà tạm, nâng cao đời sống cho hội viên. Số hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều toàn Hội hiện còn 51.941 hộ, chiếm 1,8% (giảm 0,17% so với năm 2023). Vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng hiệu quả, nợ quá hạn trong phạm vi cho phép. 

Quỹ nội bộ Hội giúp nhau không lãi hoặc lãi suất thấp. Vốn vay các tổ chức tín dụng để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã... được duy trì và ngày càng tăng trưởng; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên cựu chiến binh.

Đức Thọ

Báo Lao động và Xã hội số 96

Tin liên quan
Người anh hùng trong lòng tôi

Người anh hùng trong lòng tôi

Khi viết những dòng hồi tưởng này, tôi đang là một Đảng viên dự bị, con gái của cựu chiến binh Đ.N.D vừa mất (năm 2023), người đã thắp lên ngọn lửa...
Xứng danh xưng “Bộ đội cụ Hồ”

Xứng danh xưng “Bộ đội cụ Hồ”

(LĐXH) - Những chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc khẳng định tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên bản sắc danh xưng “Bộ...