Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Bảo hiểm xã hội

Mức đóng BHXH của công chức khi mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 30%?

Ngọc Bích
Ngọc Bích

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Khi đó, kéo theo nhiều khoản đóng cũng như một số chế độ hiện hưởng cũng tăng, trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

bhxh.jpg
Khi điều chỉnh lương cơ sở, nhiều khoản đóng cũng như một số chế độ hiện hưởng cũng tăng, trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Ảnh minh họa: Khánh Hồng).

Theo đó, Bộ Nội vụ xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).

Được biết, lương cơ sở ngoài dùng làm căn cứ tính tiền lương cơ bản cho người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn được dùng để tính nhiều chế độ khác của người lao động như: tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...

Như vậy, khi lương cơ sở tăng 30% mỗi tháng thì lương cơ bản cũng tăng tương ứng, kéo theo nhiều khoản đóng cũng như một số chế độ hiện hưởng cũng tăng, trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động cũng tăng theo lương.

Theo quy định hiện nay, trong cơ cấu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (8% vào quỹ Hưu trí tử tuất, 1,5% vào quỹ Bảo hiểm y tế, 1% quỹ Bảo hiểm thất nghiệp).

Tuy nhiên, người lao động chỉ đóng 8% tiền lương vào quỹ Hưu trí tử tuất, người sử dụng lao động đóng đến 14%.

Do đó, số tiền phải đóng vào quỹ Hưu trí tử tuất tăng không đáng kể (8% của phần lương cơ bản tăng thêm) nhưng mức lương hưu khi hưu trí sẽ tăng cao (22% của phần lương cơ bản tăng thêm).

Nếu tính trên số tiền tuyệt đối, việc tăng mức đóng vào quỹ hưu trí tử tuất này giúp người lao động hưởng lợi nhiều hơn khi về hưu.

Cả nước ta hiện có 18,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tỷ lệ bao phủ 39% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Hết năm 2023, gần 93,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tỷ lệ bao phủ trên 93% dân số. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 bao phủ BHYT trên 95% dân số.

Phương án tăng lượng lần này bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024-2026. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024-2026 tăng thêm là hơn 900 nghìn tỉ đồng.

Đặc biệt, sẽ bố trí 10% quỹ tiền thưởng bằng tổng quỹ lương cơ bản để thủ trưởng cơ quan đơn vị thưởng đột xuất và thưởng thành tích hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức... Với số tiền này, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Tin liên quan