Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Đắk Lắk: Chú trọng công tác phòng bệnh sốt xuất huyết

(Dân sinh) - Chính quyền và người dân tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết, quyết không để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng.

Nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Lắk, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù không có mưa nhưng toàn tỉnh vẫn ghi nhận hơn 300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tập trung rải rác khắp các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, số ca mắc sốt xuất huyết ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Nhiều ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu nằm ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác phòng bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Phó Giám đốc (phụ trách) Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Lắk, ông Trịnh Quang Trí cho biết: Tây Nguyên sẽ vào cao điểm của mùa mưa. Ngoài việc tập trung phòng chống COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác, chính quyền và người dân trong tỉnh cần hết sức chú trọng đến công tác phòng bệnh sốt xuất huyết. Đặc thù địa hình ở tỉnh Đắk Lắk chỉ cần chủ quan, buông lỏng thì dịch rất dễ lây lan mạnh dẫn đến khó kiểm soát. Năm 2019, tỉnh đã trải qua một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Lực lượng chức năng phải rất vất vả để kiểm soát tình hình.

Thời gian qua, dịch bệnh này thường xuất hiện với chu kỳ 3 năm/lần. Tuy nhiên, với mức độ giao thương rất lớn giữa các vùng miền, quy luật này bị phá vỡ và số ca mắc có thể gia tăng bất cứ lúc nào. Người dân cần vệ sinh môi trường, loại bỏ những dụng cụ phế thải chứa nước để diệt bọ gậy... ngay trong những ngày đầu bước vào mùa mưa để kịp thời khống chế số mắc số ca nhiễm bệnh, không để dịch bùng phát và lan rộng. Đơn vị đã chỉ đạo lực lượng y tế các địa phương trong tỉnh nếu phát hiện ổ dịch phải nhanh chóng can thiệp, dập tắt để tránh lây lan trong khu dân cư. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả là vệ sinh môi trường, loại bỏ những dụng cụ phế thải chứa nước để diệt lăng quăng, thực hiện các biện pháp cơ học như dùng vợt muỗi, hóa chất để tiêu diệt muỗi trưởng thành, khi ngủ phải nằm màn để phòng chống muỗi đốt…

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Ông Nguyễn Đại Phong cho biết, sau đợt dịch COVID-19 này, dịch sốt xuất huyết ở Đắk Lắk sẽ có những diễn biến rất phức tạp. Đơn vị đã có kế hoạch chuẩn bị nhân lực, vật tư y tế để sẵn sàng ứng phó khi số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị tăng cao đột biến, tránh lâm vào tình thế bị động.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Lắk cũng đã tham mưu cho Sở Y tế Đắk Lắk ban hành một kế hoạch chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm xuất hiện trong mùa hè như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... để đảm bảo an toàn cho người dân.

Tin liên quan
Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

(LĐXH) - Để phòng ngừa “bà hỏa”, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm quy...
Hiểm họa vì làm đẹp cấp tốc

Hiểm họa vì làm đẹp cấp tốc

(LĐXH) - Cận tết là thời điểm nhu cầu làm đẹp tăng cao, nhiều cơ sở thẩm mỹ tung các chiêu quảng cáo thu hút khách như giá rẻ, đẹp ăn liền, giảm giá...