Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Cách phòng bệnh, và người bị bạch hầu có được cách ly tại nhà không?

Thành Công
Thành Công

(Dân sinh) - Bệnh bạch hầu là bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Người bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà hay không? Triệu chứng, cách phòng bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu ra sao... đang là quan tâm của người dân.

Hiện có nhiều người được phát hiện có tiếp xúc gần với hai ca bệnh ở Nghệ An, Bắc Giang nên phải áp dụng biện pháp cách ly y tế để theo dõi, nhằm không để bùng phát dịch.

Đường lây truyền và triệu chứng của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

benh-nhan-bach-hau.jpg
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân P.T.C (Ảnh: CDC Nghệ An).

BS. Phan Văn Mạnh cho biết, thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt…

Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng bao gồm đau họng, sốt, sưng cổ và suy nhược.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm những người tiếp xúc trong gia đình, những người tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân và những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh.

Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5%-10%.

Người bệnh cần được điều trị tích cực tại cơ sở y tế. Sự chậm trễ trong điều trị bệnh bạch hầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận, tắc nghẽn đường thở dẫn đến hôn mê và tử vong.

Bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà?

Theo Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định về Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải áp dụng cách ly y tế. Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm: bệnh bạch hầu; Bệnh ho gà; Bệnh sởi; Bệnh rubella.

Theo Điều 49 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về tổ chức cách ly y tế như sau:

1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Cụ thể, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ Y tế quy định tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần âm tính.

Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24h và không quá 24h sau khi điều trị kháng sinh.

Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

Như vậy, hình thức cách ly bao gồm: Cách ly tại nhà, tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Người bị bệnh bạch hầu trốn cách ly sẽ bị phạt 

Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu người bị bệnh bạch hầu trốn cách ly y tế mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính mới mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Phòng bệnh bạch hầu

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Chương trình Tiêm chủng mở rộng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. 

Tại các địa phương nguy cơ cao, trẻ 7 tuổi cần tiêm nhắc mũi thứ 5 với vaccine bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).

Ngoài ra, cần giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.