Lễ cúng hóa vàng hết Tết còn được gọi là lễ tiễn ông bà tổ tiên hay lễ tạ đầu năm mới. Đây là phong tục lâu đời của người Việt.
Sau những ngày Tết Nguyên đán mời tổ tiên ông bà về ăn Tết, nay tiễn ông bà về trời, đồng thời nghênh đón Thần Tài về phù hộ độ trì cho gia đình năm mới làm ăn phát đạt, giàu sang hưng thịnh.
Thông thường lễ hóa vàng được các gia đình tiến hành từ mùng 2 Tết, phổ biến nhất là mùng 3 Tết. Tuy nhiên, cũng có gia đình làm lễ này từ mùng 4 đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng.
Mùng 3 Tết, tức ngày 27/1/2020, khung giờ đẹp để hóa vàng gồm: Giờ Thìn (7h - 9h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h).
Ngày giờ đẹp cúng hóa vàng hết Tết Canh Tý 2020:
Năm Canh Tý 2020, có 4 ngày khá đẹp để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5, 8 và mùng 10 tháng Giêng.
- Mùng 4 Tết, tức ngày 28/1/2020 dương lịch Ngày Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý. Giờ tốt: Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h)
- Mùng 5 Tết, tức ngày 29/1/2020 dương lịch Ngày Tân Mùi, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý Giờ tốt: Mão (5h - 7h), Tị (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h)
- Mùng 8 Tết, tức ngày 1/2/2020 dương lịch Ngày Giáp Tuất, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý Giờ tốt: Mậu Thìn (7h - 9h), Tị (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h)
- Mùng 10 Tết, tức ngày 3/2/2020 dương lịch Ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý Giờ tốt: Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h)
Có thể chọn ngày giờ khác để cúng hóa vàng
Nếu không tiến hành vào các ngày giờ phía trên, các bạn có thể chọn ngày giờ khác để cúng lễ hóa vàng sao cho phù hợp.
- Mùng 6 Tết: Giờ tốt Thìn (7h - 9h), Tị (9h - 11h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h)
- Mùng 7 Tết: Giờ tốt Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Dậu (17h - 19h)
- Mùng 9 Tết: Giờ tốt Thìn (7h - 9h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h).
Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước rồi mới đến gia tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm "đòn gánh" cho các linh hồn mang hàng hóa theo.